Các quốc gia chưa kí thỏa thuận sẽ có một năm để thực hiện điều này. Hiệp định Paris sẽ bắt đầu có hiệu lực 30 ngày sau khi được 55 quốc gia chiếm ít nhất 55% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu phê chuẩn. Nhiều người hi vọng thỏa thuận khí hậu có hiệu lực sớm hơn nhiều so với hạn chót gốc là 2020, với nhiều khả năng là trong năm nay.
Tổng thống Pháp Francois Hollande – người đầu tiên kí thỏa thuận cho biết, ông sẽ đề nghị quốc hội phê chuẩn thỏa thuận vào mùa hè này. Tham dự lễ kí kết cùng cô cháu gái nhỏ trên tay, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết, Mỹ hoàn toàn ủng hộ thỏa thuận. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng nếu thỏa thuận có hiệu lực trước thời điểm Tổng thống Mỹ Barack Obama rời nhiệm sở vào tháng 1 tới, người kế nhiệm ông sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nếu muốn rút khỏi thỏa thuận, bởi vì sẽ cần 4 năm để thực hiện điều này theo các qui tắc của thỏa thuận.
Phía Trung Quốc cũng cho biết đang hoàn thành các thủ tục trong nước để phê chuẩn thỏa thuận Paris, trước Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng 9 tới tại Trung Quốc.
Ngoài ra, hiệp định cũng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2020, các nước phát triển sẽ huy động tối thiểu 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang sử dụng những nguồn năng lượng sạch và ứng phó với biến đổi khí hậu./.
Ý kiến ()