Thứ Hai, 25/11/2024 10:28 (GMT +7)

68% người tiêu dùng Việt Nam hướng tới mua sắm online

Thứ 6, 27/10/2017 | 11:18:00 [GMT +7] A  A

Đó là con số đưa ra tại hội nghị Doanh nghiệp số 2017 “Kỷ nguyên Số và Quốc gia khởi nghiệp” do Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh, Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức vào ngày 25/10.

Quang cảnh hội thảo.

Theo ông Nguyễn Viết Thế, Phó Chủ tịch Hiệp hội Internet, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của các nền kinh tế trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Với những ứng dụng mạnh mẽ của thành tựu khoa học công nghệ, cuộc cách mạng đã và đang làm thay đổi căn bản cách thức con người tác động vào đối tượng sản xuất.

Còn ông Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, việc chủ động tiếp cận các công nghệ tiên tiến đồng thời nắm bắt xu hướng phát triển mới của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được Chính phủ Việt Nam nêu rõ trong Chỉ thị 16 /CT-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 5/5/2017. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động và làm thay đổi hầu hết các lĩnh vực, mà điển hình rõ nhất là lĩnh vực thương mại điện tử

Theo nghiên cứu của Nielsen Việt Nam, xu hướng công nghệ trong 5 năm tới sẽ thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam. Theo đó, 55% người tiêu dùng Việt Nam đã và sẽ sử dụng thiết bị có kết nối internet để mua sắm nhanh và hiệu quả hơn. Đáng chú ý, trong 6 tháng gần đây, người tiêu dùng Việt Nam sử dụng các thiết bị di động được kết nối để đơn giản hóa trải nghiệm với 43% mua sắm, 33% thanh toán hóa đơn trực tuyến, 35% đặt vé máy bay, xem phim, đặt phòng khách sạn, 31% chuyển tiền. Về xu hướng, có tới 68% người tiêu dùng đã và mong muốn sử dụng mua sắm ảo.

Sự bùng nổ của các ứng dụng thương mại điện tử tăng khả năng mua sắm trực tuyến. Trong năm 2017, có hơn 210 website có nội dụng liên quan đến thương mại điện tử được thành lập. Doanh thu thương mại điện tử bán lẻ năm 2017 đạt hơn 2 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng 20%.

Cùng với thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động hết sức mạnh mẽ, làm thay đổi sâu sắc phương thức sản xuất, quản trị xã hội, dịch vụ, thương mại…

Do đó, sự tham gia của ban ngành các cấp, đặc biệt là của cộng đồng doanh nghiệp trong việc chủ động tiếp cận thông tin và dữ liệu, chuyển giao công nghệ cũng như chuyển đổi sang doanh nghiệp số sẽ là điều kiện để Việt Nam tối ưu hóa cơ hội từ cuộc cách mạng này.

XC/Báo Tin Tức

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu