Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 29/11/2024 02:52 (GMT +7)
Biến thể COVID mới ở Anh mang đột biến kháng vaccine
Thứ 4, 03/02/2021 | 15:52:00 [GMT +7] A A
Một đột biến giúp COVID-19 trốn tránh được phản ứng bảo vệ của kháng thể đã được phát hiện trong các mẫu của biến thể virus mới hoành hành ở Anh và nhiều nước.
Đưa bệnh nhân COVID-19 vào Bệnh viện Hoàng gia London Anh ngày 5/1/2021. Ảnh: Getty Images
Đột biến được gọi là E484K này trước đó đã được xác định là một phần trong dấu hiệu gien của các biến thể SARS-CoV-2 được phát hiện ở Nam Phi và Brazl.
CNN dẫn báo cáo từ Trung tâm Y tế Công cộng Anh (PHE) cho biết, đột biến E484K mới được phát hiện ở ít nhất 11 mẫu của biến thể B.1.1.7 – vốn được ghi nhận lần đầu ở Anh. Dường như một số mẫu này đã có được đột biến đó một cách độc lập, chứ không phải lan ra từ một ca nhiễm đơn lẻ.
Theo các chuyên gia, điều đó có thể đồng nghĩa biến thể dễ lây lan B.1.1.7 cũng mang theo cả rủi ro trở thành virus có khả năng chống lại phản ứng miễn dịch được cung cấp bởi vaccine, hoặc nhiều khả năng sẽ gây tái nhiễm cho những người đã bị nhiễm COVID-19 trước đó.
Joseph Fauver, nhà khoa học nghiên cứu về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Yale (Mỹ), cho rằng: “Đây không không phải là tin tốt cho hiệu quả của vaccine”.
Ông Fauver nói thêm rằng phát hiện mới cũng là điều cần theo dõi ở Mỹ, nơi các nỗ lực tìm kiếm các biến thể thông qua giải trình tự gien đã bị tụt hậu so với Anh.
Bằng chứng sự “trốn thoát” miễn dịch
Các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để dự đoán liệu diễn biến mới nói trên có tác động lớn đến biểu đồ tình hình dịch COVID-19 ở Anh và trên toàn thế giới hay không.
Tuy nhiên, có một số nghiên cứu cho thấy đột biến E484K có thể là thủ phạm chính lý giải tại sao một số loại vaccine lại kém hiệu quả với biến thể virus ở Nam Phi.
Biến thể virus tại Anh lây lan nhanh hơn 70% so với virus SARS-CoV-2 gốc. Anh: Getty Images
Công ty Novavax gần đây thông báo vaccine của họ hiệu quả 89% trong thử nghiệm Giai đoạn 3 ở Anh, nhưng chỉ đạt hiệu quả 60% trong nghiên cứu riêng rẽ Giai đoạn 2B tiến hành ở Nam Phi.
Tương tự như vậy, trong cuộc thử nghiệm Giai đoạn 3, vaccine của Johnson & Johnson đạt hiệu quả 72% ở Mỹ nhưng chỉ 57% ở Nam Phi. Trong cả hai cuộc thử nghiệm, từ 90-95% trường hợp ở Nam Phi liên quan đến biến thể B.1.351, vốn mang theo đột biến E484K.
Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng ban đầu về “biến thể trốn vaccine” này lại đến từ các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, cho thấy các kháng thể dường như ít có khả năng “tóm” được protein gai phát sinh từ đột biến.
Những mẫu mới nhất từ một nghiên cứu phát hiện rằng các kháng thể từ những người đã được tiêm vaccine có ít hiệu quả trong việc vô hiệu hóa một virus tổng hợp trong phòng thí nghiệm, được tích hợp cả các đột biến quan trọng từ biến thể B.1.17, cộng thêm đột biến E484K.
Việc bổ sung đột biến E484K vào loại virus tổng hợp này dường như đã nâng cao mức kháng thể cần thiết để ngăn chặn virus xâm nhập vào thế bào.
Các nhà nghiên cứu lấy mẫu máu của 23 người đã được tiêm một liều vaccine Pfizer/BioNTech 3 tuần trước đó, với độ tuổi trung bình là 82. Nhưng nghiên cứu không thể chứng minh điều này ảnh hưởng như thế nào đến khả năng bị nhiễm các biến thể virus trên thực tế của mọi người.
Tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Mỹ. Ảnh: AFP
Vaccine quan trọng hơn bao giờ hết
Paul Bieniasz, một nhà virus học tại Đại học Rockefeller lưu ý rằng biến thể E484K đã “xuất hiện lẻ tẻ” ở nhiều mẫu trong vài tháng qua, nhưng dường như cho đến gần đây nó vẫn không mang đến lợi thế cho virus trong những quần thể không có khả năng miễn dịch từ trước.
Còn với Nam Phi, nơi nhiều người đã nhiễm bệnh từ trước, thì đó lại là một câu chuyện khác. Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Mỹ lưu ý rằng “tỷ lệ tái nhiễm rất cao đến mức mà miễn dịch từ lần nhiễm trước đó dường như không bảo vệ được bạn”.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, chủng B.1.1.7 đầu tiên được phát hiện ở Anh hiện đã được ghi nhận ở ít nhất 70 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 470 ca ở Mỹ.
https://baotintuc.vn/the-gioi/bien-the-covid-moi-o-anh-mang-dot-bien-khang-vaccine-20210203110323085.htm
Ý kiến ()