Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 25/11/2024 22:00 (GMT +7)
Chuyện cấy máy tính vào não người sẽ không còn xa vời
Thứ 2, 20/03/2017 | 10:28:00 [GMT +7] A A
Theo các chuyên gia Google, tới năm 2029 con người sẽ mạnh hơn, thông minh hơn và gợi cảm hơn, khi máy móc bắt đầu có thể được cấy vào não bộ.
2029 con người sẽ biến thành siêu nhân nhờ hệ thống máy móc trong não bộ. |
Tờ Daily Mail của Anh đưa tin Ray Kurzweil – Giám đốc Kỹ thuật của Google dự đoán thời điểm kỳ dị “Singularity” sẽ xảy ra trong 12 năm tới, và khi đó con người sẽ biến thành siêu nhân. Khi xảy ra thời điểm “Singularity”, các máy tính sẽ có thể tự nhận thức được thông qua trí thông minh tiên tiến và các điểm chung giữa người và máy tính sẽ giúp loài người tiến hóa. Tiến bộ sinh học có thể trở nên rất tinh vi đến mức các bác sĩ thậm chí có thể thiết kế ra trí thông minh của con người.
Từ những năm 1990, ông Kurzweil đã đưa ra tổng cộng 147 dự đoán về sự thay đổi lớn trong khoa học công nghệ của loài người, và 86% dự đoán đó đã trở thành sự thật.
Ông cho biết khi chúng ta sống trong một xã hội mà máy móc thông minh hơn loài người và điều khiển mọi thứ, chúng ta sẽ đưa được máy tính vào trong não bộ. Việc đó đã và đang xảy ra với nền kỹ thuật hiện tại, đặc biệt là khi con người đang quá phụ thuộc vào điện thoại thông minh.
Phát biểu tại Hội nghị SXSQ ở Austin, Teexas (Mỹ), Giám đốc Kurzweil – tự nhận mình theo trường phái vị lai, luôn tán dương thế giới hiện đại, đặc biệt là văn minh đô thị, máy móc và vận tốc – dự đoán công nghệ Singularity sẽ xảy ra vào năm 2029, khi đó máy móc sẽ có sự thông minh của loài người.
Tuy nhiên Kurzweil lại không hề cảm thấy hoang mang trước việc robot thông minh có thể đe dọa sự sống của loài người. Trái ngược lại, ông còn tin rằng việc cấy máy tính vào não bộ con người sẽ giúp “cải thiện” bản thân.
Ông giải thích: “Chúng tôi sẽ có vùng vỏ não (khu vực chịu trách nhiệm về các kỹ năng và thói quen) nhiều hơn, chúng ta hài hước, cảm thụ âm nhạc tốt hơn và gợi cảm hơn, sẽ đem mọi giá trị con người đang sở hữu lên một tầm cao mới”.
Thay vì việc nghĩ máy móc sẽ thay thế con người thống trị thế giới, Kurzweil tin rằng loài người sẽ tạo ra một quy trình hợp nhất máy móc – con người.
Trước kia, ý tưởng đưa các cỗ máy phân tử vào bộ phận cơ thể người thường chỉ được thấy trong các bộ truyện khoa học viễn tưởng. Trong bộ phim Star Trek, những con robot phân tử nhỏ bé, có tên gọi nanite được sử dụng để thay thế các tế bào bị phá hủy trong cơ thể người.
Khái niệm ‘singularity’ lần đầu tiên được sử dụng để bàn về trí thông minh nhân tạo do nhà toán học John von Neumann nói tới trong những năm 1950.
Ý kiến ()