Ở các đề cử cho danh hiệu QBV năm nay, Công Phượng chỉ có tên ở hạng mục dành cho các cầu thủ trẻ cùng những cầu thủ đầy hứa hẹn của bóng đá Việt Nam như Duy Mạnh, Tuấn Anh hay Tiến Dũng. Đúng như đánh giá của giới chuyên môn, cái tên Công Phượng vốn là nguyên nhân của rất nhiều tranh cãi, nguyên nhân của “sự chia rẽ lớn chưa từng có trong lịch sử bóng đá nước nhà” tiếp tục “tạo sóng” trong dư luận.
Công Phượng tỏa sáng trong màu áo ĐT U23 Việt Nam tham dự vòng loại giải U23 châu Á 2016. (Ảnh: Nhung Trần).
Nhiều ý kiến cho rằng, có thể tiền đạo xứ Nghệ không có phong độ cao kể từ khi khoác áo HAGL thi đấu ở V-League 2015 nhưng vẫn nên có tên trong danh sách đề cử QBV cho các cầu thủ nam thay vì chỉ có ở đề cử tại hạng mục dành cho gương mặt trẻ để tạo nên những điểm mới mẻ cũng như kích thích sự phấn đấu, nỗ lực hơn nữa của các sao mai đầy hứa hẹn.
Ở chiều ngược lại, không ít người hâm mộ khẳng định nếu còn khoác áo đội bóng phố Núi của “bầu” Đức, sẽ rất lâu nữa Công Phượng mới có thể giành danh hiệu cá nhân đầy cao quý là QBV. Theo đó, các ý kiến nói trên cho rằng một cầu thủ phải trầy trật trụ hạng cùng CLB của mình thì không xứng đáng có tên trong danh sách đề cử cũng là điều dễ hiểu.
Tranh cãi và sự chia rẽ này cũng “nổ” ra trên trang mạng xã hội của chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế. Theo cựu HLV Thể Công những năm 70 của thế kỷ trước, danh sách đề cử QBV nên có tên Công Phượng cũng như một vài cầu thủ trẻ khác, chứ không có ý tiền đạo xứ Nghệ hay Duy Mạnh giành danh hiệu này.
Thực tế, cũng như mọi người, chuyên gia bóng đá Trịnh Minh Huế rất có ấn tượng với tài năng của Công Phượng. Trong trận đấu mở màn SEA Games 28 vừa qua trên đất Singapore của ĐT U23 Việt Nam, pha thực hiện phạt đền theo kiểu Panenka hỏng ăn của CP10 phải đón nhận khá nhiều chỉ trích từ dư luận nhưng ông Huế lại tỏ ra đồng tình.
VOV
Ý kiến ()