Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 23/11/2024 06:53 (GMT +7)
Cờ vua: Từ Trường Sơn tới Cẩm Hiền
Thứ 3, 29/12/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Tin vui đến với Nguyễn Lê Cẩm Hiền khi nữ kỳ thủ nhí đã đứng đầu danh sách các VĐV tiêu biểu của tỉnh nhà Quảng Ninh năm 2015. Lịch sử làng cờ Việt Nam từng chứng kiến Nguyễn Ngọc Trường Sơn có thành tích đáng nể như vậy. Tuy nhiên vẫn ít người dám nhìn vào sự thật đó là sau khi kỳ thủ nhí được vinh danh, trách nhiệm đầu tư thuộc về ai.
Ngày ấy của Trường Sơn
Trường Sơn có sự vinh danh lớn nhất trong sự nghiệp (tính chỉ ở Việt Nam) đó là được đứng đầu trong danh sách 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc năm 2004. Khi đó, ở tuổi 14, Nguyễn Ngọc Trường Sơn vượt trên hẳn những cái tên rất nổi bật như Ngân Thương (TDDC), Kiến Quốc (bóng bàn), Duy Bằng (điền kinh), Phạm Văn Mách (thể hình), Tiến Minh (cầu lông)… để đứng số 1. Một tưởng thưởng và sự vinh danh xứng đáng cho kỳ thủ nhí Trường Sơn (lúc đó) khi gương mặt này đã được nhận danh vị đại kiện tướng của cờ vua quốc tế từ FIDE. Xuất phát điểm chuyên môn của Sơn rất tốt. Cũng như Cẩm Hiền, đại kiện tướng người Kiên Giang giành cú đúp vô địch U.10 thế giới và châu Á (năm 2000). Sau lần đứng đầu cuộc bầu chọn năm 2004, Trường Sơn thêm một lần xếp thứ nhì trong cuộc cạnh tranh rất quyết liệt với Hữu Việt (bơi) ở cuộc bầu chọn năm 2005.Thành danh rất sớm, được giới chuyên môn nhận định là người có thiên bẩm về chơi cờ nhưng quãng thời gian sau này, phong độ của Trường Sơn vẫn chỉ nhàng nhàng không thể bứt hẳn lên. Sơn cũng không đạt một giải thế giới nào thật sự ấn tượng. Không ai muốn so sánh nhưng khi giới cờ lấy Lê Quang Liêm ra để đối chiếu, đúng là Trường Sơn đã bị tụt lại. Kỳ thủ người TPHCM xuất phát sau Trường Sơn nhưng có sự cần cù, nỗ lực học tập rèn luyện để đạt nhiều giải quốc tế (có cả vô địch cờ chớp thế giới 2013). Một thành quả mà Liêm đạt được nhờ cờ vua là học bổng du học Mỹ giúp mở mang, phát triển hơn.Với Trường Sơn, những tháng ngày lận đận được nhìn nhận thiếu đầu tư triệt để từ đơn vị cũ Kiên Giang cũng như cuộc sống gia đình không được may mắn. Năm 2015, Sơn có chức vô địch cờ nhanh châu Á. Thành tích ghi nhận nỗ lực bản thân kỳ thủ này. Lận đận xem như tạm qua khi Sơn lập gia đình và đầu quân cho Cần Thơ – đơn vị quyết tâm làm lại môn cờ vua với Trường Sơn là mũi nhọn từ năm 2015. Tuổi 25 với Trường Sơn chưa là già. Bản thân Sơn nếu dốc sức cũng như quyết tâm vươn lên cùng sự đầu tư có trọng điểm của bộ môn, Liên đoàn Cờ Việt Nam và Cần Thơ, thì còn nhiều cơ hội phát triển tiếp. Quan trọng nằm ở tâm ý có nỗ lực hay không mà thôi.
Trường Sơn có sự vinh danh lớn nhất trong sự nghiệp (tính chỉ ở Việt Nam) đó là được đứng đầu trong danh sách 10 VĐV tiêu biểu toàn quốc năm 2004. Khi đó, ở tuổi 14, Nguyễn Ngọc Trường Sơn vượt trên hẳn những cái tên rất nổi bật như Ngân Thương (TDDC), Kiến Quốc (bóng bàn), Duy Bằng (điền kinh), Phạm Văn Mách (thể hình), Tiến Minh (cầu lông)… để đứng số 1. Một tưởng thưởng và sự vinh danh xứng đáng cho kỳ thủ nhí Trường Sơn (lúc đó) khi gương mặt này đã được nhận danh vị đại kiện tướng của cờ vua quốc tế từ FIDE. Xuất phát điểm chuyên môn của Sơn rất tốt. Cũng như Cẩm Hiền, đại kiện tướng người Kiên Giang giành cú đúp vô địch U.10 thế giới và châu Á (năm 2000). Sau lần đứng đầu cuộc bầu chọn năm 2004, Trường Sơn thêm một lần xếp thứ nhì trong cuộc cạnh tranh rất quyết liệt với Hữu Việt (bơi) ở cuộc bầu chọn năm 2005.Thành danh rất sớm, được giới chuyên môn nhận định là người có thiên bẩm về chơi cờ nhưng quãng thời gian sau này, phong độ của Trường Sơn vẫn chỉ nhàng nhàng không thể bứt hẳn lên. Sơn cũng không đạt một giải thế giới nào thật sự ấn tượng. Không ai muốn so sánh nhưng khi giới cờ lấy Lê Quang Liêm ra để đối chiếu, đúng là Trường Sơn đã bị tụt lại. Kỳ thủ người TPHCM xuất phát sau Trường Sơn nhưng có sự cần cù, nỗ lực học tập rèn luyện để đạt nhiều giải quốc tế (có cả vô địch cờ chớp thế giới 2013). Một thành quả mà Liêm đạt được nhờ cờ vua là học bổng du học Mỹ giúp mở mang, phát triển hơn.Với Trường Sơn, những tháng ngày lận đận được nhìn nhận thiếu đầu tư triệt để từ đơn vị cũ Kiên Giang cũng như cuộc sống gia đình không được may mắn. Năm 2015, Sơn có chức vô địch cờ nhanh châu Á. Thành tích ghi nhận nỗ lực bản thân kỳ thủ này. Lận đận xem như tạm qua khi Sơn lập gia đình và đầu quân cho Cần Thơ – đơn vị quyết tâm làm lại môn cờ vua với Trường Sơn là mũi nhọn từ năm 2015. Tuổi 25 với Trường Sơn chưa là già. Bản thân Sơn nếu dốc sức cũng như quyết tâm vươn lên cùng sự đầu tư có trọng điểm của bộ môn, Liên đoàn Cờ Việt Nam và Cần Thơ, thì còn nhiều cơ hội phát triển tiếp. Quan trọng nằm ở tâm ý có nỗ lực hay không mà thôi.
Và bây giờ của Cẩm Hiền
Cô gái vàng của thể thao Quảng Ninh đang là người được nhắc nhiều nhất ở tỉnh nhà cũng như một số cuộc bầu chọn VĐV vào lúc này. Cẩm Hiền đã có bước tạo đà tốt (vô địch U.8 trẻ thế giới 2015) để tạo tâm lý bước vào “đường băng” cất cánh cho sự nghiệp VĐV cờ vua chuyên nghiệp. Mặc dù vậy, gia đình Hiền chưa vội vàng mà vẫn để con mình tập trung học tập, tự ra quyết định lựa chọn.
Cái may mắn của Cẩm Hiền chính là có nền tảng gia đình hỗ trợ hiệu quả. Tâm lý của VĐV rất quan trọng trong việc phát triển, định hướng sự nghiệp cho bản thân. Cẩm Hiền có bố mẹ đều là những đại kiện tướng cờ vua trứ danh còn sự kèm cặp của ông nội chăm chút cho cô cháu. Có điều này, Cẩm Hiền sẽ thuận lợi để phát triển sự nghiệp (nếu em lựa chọn sự nghiệp là một kỳ thủ chuyên nghiệp khi trưởng thành).
Giành thành tích quốc tế từ tấm bé, Cẩm Hiền cũng giống nhiều VĐV cờ vua khác như Trường Sơn, Quang Liêm, Anh Khôi… Cô học trò nhỏ hiện còn nhiều ước mơ cho tương lai để hướng tới nhưng chắc chắn, định hướng của gia đình sẽ có tác động hiệu quả nhất. Thể thao Quảng Ninh quyết tâm đầu tư nhiều hơn cho VĐV trẻ Cẩm Hiền. Đầu tiên là chế độ hỗ trợ 5 triệu đồng/tháng cho Hiền cũng như tạo điều kiện thi đấu nhiều giải quốc tế trong năm 2016.
Cẩm Hiền đứng số 1 Quảng Ninh Sở VH-TT-DL Quảng Ninh đã bầu chọn các HLV, VĐV tiêu biểu năm 2015 của tỉnh này trong ngày 28-12. Kết quả, Nguyễn Lê Cẩm Hiền đã đứng đầu danh sách 7 VĐV được bầu chọn trong danh sách tiêu biểu năm 2015. Xếp sau Cẩm Hiền là những VĐV Nguyễn Thái Linh (pencak silat), Phạm Thị Huệ (điền kinh), Vũ Thị Linh (đua thuyền), Vũ Minh Tuấn (bóng đá), Dương Thị Thơm (bơi), Nguyễn Thị Kiều Oanh (bơi). Đây là phần thưởng tinh thần có ý nghĩa quan trọng với Cẩm Hiền trong thành tích vô địch cờ vua trẻ U.8 đáng ghi nhận ở năm 2015. Gia đình tuyển thủ này còn có thêm niềm vui khác khi HLV Nguyễn Anh Dũng (bố Cẩm Hiền) đứng đầu danh sách 5 HLV tiêu biểu của Quảng Ninh năm nay. |
Nguồn: SGGP
Ý kiến ()