Chủ Nhật, 24/11/2024 17:03 (GMT +7)

Đa canh trên đất nhiễm phèn

Thứ 7, 09/01/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A
Những năm gần đây, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và thực hiện biện pháp đa canh, xen canh các giống mới như cây như cây khóm, khoai mỡ, dưa hấu, chanh, ổi… bên cạnh việc trồng lúa trên vùng đất nhiễm phèn nặng ở huyện Thạnh Hóa (Long An) đã giúp bà con nông dân gặt hái được những kết quả khả quan.
Giai đoạn từ năm 2010 – 2015, tổng sản lượng lương thực hằng năm trên địa bàn huyện đạt khoảng 250.000 tấn, tương đương gần 2.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân hằng năm đạt 5,9%, (Trích báo cáo trong Đại hội Đảng bộ huyện Thạnh Hóa lần thứ VI, nhiệm kỳ 2015 – 2020).
Huyện Thạnh Hóa là khu vực có diện tích đất nhiễm phèn và nhiễm mặn nặng nhất trong vùng Đồng Tháp Mười, vì thế nền kinh tế nông nghiệp những năm trước ở địa phương này đây đạt hiệu quả chưa cao. Ngoài cây lúa vẫn đóng vai trò cây trồng chủ lực thì hiện nay, nhiều hộ nông dân ở huyện Thạch Hóa đã mạnh dạn đưa các loại cây trồng thích hợp khác nhằm tăng hiệu quả canh tác.
Chúng tôi đến thăm gia đình anh Nguyễn Thành Tài (38 tuổi, ấp 5 xã Tân Tây) khi 2,3ha rẫy khóm (dứa) của anh vừa được trồng lại vụ mới. Hơn 10 năm trồng khóm trên đất phèn, anh Tài chia sẻ kinh nghiệm: “Cây khóm rất thích hợp với vùng đất phèn nên từ khi cây này bám đất, bén rễ ở đây thì bà con nông dân có câu “đất càng phèn, khóm càng ngọt”. Mấy năm gần đây khóm được giá nên lợi nhuận ổn định, bà con phấn khởi lắm”. Bên cạnh rẫy khóm, vườn ổi rộng khoảng 2ha của anh Tài cũng đang trong giai đoạn xử lý ra trái vụ.

Không chỉ có cây khóm, các loại cây trồng khác như: khoai mỡ, cây đay, dưa hấu, chanh, ổi cũng rất “chịu” sống trên đất phèn. Chỉ tính riêng xã Thủy An hiện có hơn 3.000ha đất trồng khoai mỡ, chưa kể những vùng lân cận.

Những luống khóm tươi tốt thích hợp với vùng đất nhiễm phèn ở huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Ảnh: Thông Hải Khóm (dứa) được thu hoạch, tập kết trước khi đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Thông Hải Sang đầu tháng 9, nông dân xã Tân Tây lại lên liếp (luống) trồng tiếp vụ khoai mỡ. Ảnh: Thông Hải Bà con nông dân vào mùa thu hoạch đay. Ảnh: Tư liệu Cây đay được phơi khô trước khi sơ chế để làm ra các sản phẩm thủ công. Ảnh: Tư liệu Thu hoạch đay từ ruộng và vận chuyển tiêu thụ bằng đường thủy. Ảnh: Tư liệu Ông Lê Văn Hùng (bên phải) đang trao đổi kinh nghiệm trồng chanh không hạt. Ảnh: Thông Hải Những củ khoai mỡ to căng được bày bán tại chợ nông sản. Ảnh: Lê Minh Một số mặt hàng nông sản đặc trưng ở Thạnh Hóa. Ảnh: Thông Hải Tuyến dân cư vượt lũ được xây dựng khang trang, chắc chắn của bà con nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Ảnh: Lê Minh

Ông Lê Văn Hùng, 58 tuổi (ấp 5, xã Tân Tây) từ Gò Công về Thạnh Hóa khai hoang lập nghiệp năm 1993. Lúc đầu ông Hùng cũng trồng lúa và cây tràm trên đất phèn nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Những năm gần đây, nhận thấy cây chanh không hạt có ưu điểm trái to, vỏ mỏng, nhiều nước, năng suất cao, đầu ra ổn định và rất phù hợp trồng trên đất phèn, nên từ năm 2012, ông Hùng quyết định chuyển gần 2ha đất trồng lúa sang trồng chanh không hạt. Ông Hùng cho biết, sau khi trồng khoảng 18 tháng thì cây chanh cho thu hoạch. Nhờ biết cách xử lý cho trái nghịch mùa bán vào đầu năm với giá khá cao khoảng 30.000/kg đã giúp kinh tế gia đình ông ngày một ổn định. Đến nay, nhiều bà con trồng chanh và các loại cây trông khác còn tích cực tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác, liên kết với nhau ở một số khâu trong sản xuất để giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười đã có những nghiên cứu thiết thực về vùng đất, các loại giống thích hợp, các kỹ thuật chăm sóc và xây dựng thành quy trình cụ thể để hướng dẫn đến từng hộ nông dân ở huyện Thạch Hóa. Nhờ vậy, nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn áp dụng các mô hình xen canh nông nghiệp như: cây đay xen canh với vụ lúa Đông Xuân, cây dưa hấu xen canh với 2 vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân, hoặc mô hình luân canh hai vụ khóm và khoai mỡ trên đất phèn đã cho năng suất ổn định. Theo ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay nhằm giúp gia tăng sản lượng và đa dạng hóa cây trồng, hướng đến sản xuất đa canh đang hướng đi bên vững cho Đồng Tháp Mười./.

Bài: Sơn Nghĩa – Ảnh: Lê Minh, Thông Hải & Tư liệu

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu