Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 28/11/2024 20:40 (GMT +7)
Đằng sau các thương vụ mua hạt giống thế giới của Trung Quốc
Thứ 2, 17/07/2017 | 09:34:00 [GMT +7] A A
Trung Quốc trong thời gian gần đây đã thâu tóm nhiều công ty hạt giống lớn của các quốc gia khác khiến dư luận chú ý về động thái này.
Ngày 28/6, công ty hóa học ChemChina thuộc sở hữu nhà nước đã hoàn thành thương vụ trị giá 44 tỉ USD mua “gã khổng lồ” hạt giống và phân bón Thụy Sĩ Syngenta. Kênh CNN (Mỹ) đánh giá đây là vụ thâu tóm công ty nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc từ trước đến nay.
Ảnh minh họa. |
Ngày 11/7, tập đoàn hóa chất đa quốc gia của Mỹ DOW thông báo một quỹ nông nghiệp do chính phủ Trung Quốc tài trợ sẵn sàng chi 1,1 tỉ USD để mua lại mảng nghiên cứu và hạt giống ngô ở Brazil của tập đoàn này.
Các công ty của Trung Quốc trong thập kỷ qua đã chi 91 tỉ USD để mua gần 300 công ty nước ngoài chuyên ngành nông nghiệp, hóa chất và thực phẩm.
Vậy điều gì đã dẫn đến hiện tượng này?
Các chuyên gia cho biết việc mua bán này nằm trong kế hoạch của Trung Quốc cải thiện năng lực cung cấp thực phẩm cho gần 1,4 tỉ người dân. Khi mức sống của người dân Trung Quốc được cải thiện và họ có nhu cầu gia tăng về sản phẩm thịt thì nguồn cung thức ăn chăn nuôi sẽ phải tỉ lệ thuận với chiều hướng này.
Bên cạnh đó, chuyên gia an ninh lương thực Rob Bailey tại Viện nghiên cứu Chatham House (Anh) nhận xét rằng Trung Quốc đang phải đấu tranh với các thách thức lớn khác như: lực lượng lao động nông nghiệp già hóa, ô nhiễm, biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, ông Brett Stuart người đồng sáng lập ra công ty phân tích thị trường nông nghiệp Global AgriTrends (Mỹ) nhận định rằng sản lượng thu hoạch tại Trung Quốc thấp do tập quán canh tác lạc hậu. Bởi vậy việc mua hạt giống gần đây cho thấy Trung Quốc muốn thu thập bí quyết khoa học cần thiết để cải thiện sản lượng nông nghiệp nội địa.
“Trung Quốc đang cố gắng thụ đắc kiến thức. Tôi cho rằng động thái này cho thấy họ muốn nỗ lực hết sức có thể cho tự cung thực phẩm… Trong trường hợp Trung Quốc gặp vấn đề, trên thị trường thế giới không có đủ lương thực để cứu giúp họ”, ông Stuart nêu.
Mọi quốc gia trên thế giới đề cố gắng để bảo vệ mình khỏi tình trạng thiếu hụt lương thực. Nhưng vấn đề tại Trung Quốc thì đặc biệt nhạy cảm bởi lịch sử nước này từng ghi nhận một sự kiện đau thương. CNN cho biết tình trạng thiếu lương thực trong những năm cuối thập niên 50 của thế kỷ trước đã dẫn đến cái chết của hàng chục triệu người dân Trung Quốc.
Ý kiến ()