Tất cả chuyên mục

Nhộn nhịp thị trường cúng ngày lễ cúng ông Táo. Ảnh minh họa
Sáng nay, không khí đưa ông Táo rộn ràng hơn ở các chợ tại TPTA. Từ sớm các sạp bán hoa vạn thọ, hoa cúc, trái cây, chè trôi nước, và các mặt hàng vàng mã, cá chép, mũ áo … đã được các tiểu thương chuẩn bị sẵn sàng phục vụ người dân mua sắm. Nét văn hoá đặc sắc này từ lâu đã được xem là một phần quan trọng trong đời sống văn hoá tâm linh cuả người Việt Nam.
Người Việt tin rằng, vào những ngày này, Táo Quân sẽ cưỡi cá chép về trời để trình báo chuyện bếp núc và mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Bởi thế, vào ngày này, trong tất cả những đồ cúng lễ, nhất định không thể thiếu được cá chép, sau khi mọi hoạt động cúng bái đã xong, các gia đình đều đem cá ra sông hay ra ao hồ để thả, với ngụ ý “cá hóa long”, nghĩa là cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo quân về trời.
Theo tâm linh của người Việt, có 3 vị thần cai quản việc bếp núc hay còn gọi là 3 ông đầu rau cai quản mọi chuyện trong nhà. Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người Việt thường làm lễ tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo cho Ngọc Hoàng biết chuyện làm ăn của gia đình trong năm đó và cầu mong cho một năm mới có nhiều điều may mắn hơn…
Chạp ông Công, ông Táo là sự kiện đầu tiên báo hiệu cho một cái Tết đã đến thật gần.
Quế Quyên – Đức Cảnh
Ý kiến ()