Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Ba, 26/11/2024 01:05 (GMT +7)
Đức Huệ, Cần Giuộc: Tập trung phòng chống xâm nhập mặn
Thứ 5, 31/03/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Hiện nay, tình hình nước mặn đã xâm nhập vào tất cả các tuyến kênh, rạch trên địa bàn huyện Đức Huệ với độ mặn đo được vào ngày 29/3/2016 dao động từ 0,1 đến 2,9 g/l. Đặc biệt tại cầu Rạch Mương trên kênh Rạch Mương xã Bình Hòa Nam, độ mặn là 2,9 g/l, tăng 1,8 g/l so với độ mặn đo được vào ngày 25/3. Địa bàn xã Bình Hòa Nam đã bị nước mặn đã xâm nhập toàn bộ.
Để giảm bớt gây thiệt hại năng đến năng suất trồng trọt, trước tình hình xâm nhập mặn, ngành chức năng khuyến cáo nông dân huyện Đức Huệ nói chung, xã Bình Hòa Nam nói riêng cần đóng kín các cống, bọng, không để nước mặn xâm nhập vào đất trồng và không tưới lên cây trồng sẽ gây hại nghiêm trọng đến năng suất. Nên sử dụng nguồn nước ngọt đã được dự trữ để phun tưới; sử dụng tối đa nguồn vật liệu hữu cơ phủ gốc để giữ ẩm cho cây, cắt tỉa cành, tạo tán cây gọn để hạn chế thoát hơi nước. Phun một số loại phân bón lá, chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu mặn. Đồng thời, khi có nguồn nước ngọt, nông dân cần tranh thủ tích nước và tưới để giữ ẩm cho các loại cây trồng.
Độ mặn trên các kênh, rạch Đức Huệ tăng cao. Ảnh: Như Huỳnh
Riêng trên các hệ thống sông Cần Giuộc độ mặn tăng cao và tăng nhanh, cao nhất đến 19,3g/l, cao hơn 5,3g/l so với cùng kỳ các năm trước. Hơn hai tháng nước, mặn xâm nhập sâu với nồng độ cao đã làm sinh hoạt, sản xuất của nhân dân huyện Cần Giuộc làm ảnh hưởng 2.500 ha lúa mùa – đông xuân bị thiệt hại, diện tích trồng rau màu bị thu hẹp, năng suất và sản lượng đều giảm. Hiện nước trên các kênh nội đồng đã cạn, nguồn nước sông không thể sử dụng tưới tiêu. Để duy trì sản xuất các hộ trồng rau phải đổi nước ngọt để tưới nên chi phí sản xuất tăng cao.
Hạn, nặm cũng làm cho diện tích nuôi tôm trên địa bàn giảm mạnh. Nguy cơ dịch bệnh rất cao. Đến thời điểm này, nông dân thả nuôi 300 ha tôm, giảm 60% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều ao nuôi đã bỏ khô vì nông dân không dám thả nuôi.
Nhằm ứng phó với xâm nhập mặn, UBND huyện Cần Giuộc yêu cầu các ngành liên quan, các xã, thị trấn đẩy mạnh việc kiểm tra, khắc phục sự cố ở các công trình thủy lợi, nạo vét các kênh mương nội đồng đã bồi lắng. Thường xuyên theo dõi diễn biến xâm nhập mặn trên các sông, rạch; đồng thời, phối hợp chặt chẽ với trạm Thủy lợi để kịp thời đóng, mở cống, điều hòa phân phối nước hợp lý, nhất là vùng giáp ranh. Nhân dân cần chủ động thực hiện các biện pháp có thể để trữ nước ngọt; đồng thời, sử dụng nước ngọt tiết kiệm và có hiệu quả phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Đặc biệt, cần tích cực bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước để tránh dịch bệnh.
Phương Cảnh – Khánh Diễm
Ý kiến ()