Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Zarif đã mô tả JCPOA là một cơ hội chính trị, kinh tế và xã hội đối với Iran. Tuy nhiên, sẽ phải mất một thời gian để đánh giá tác động của việc dỡ bỏ trừng phạt đối với nền kinh tế của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Theo các điều khoản của JCPOA, Iran sẽ hạn chế các hoạt động hạt nhân của mình để đổi lấy việc được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế-tài chính và những chế tài khác.
Trong một động thái khác, cùng ngày, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) cho biết Iran nói chung đang tuân thủ các thỏa thuận nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của nước này. Đây là thông tin cập nhật đầu tiên của IAEA kể từ sau khi Iran và các cường quốc ký thỏa thuận hạt nhân hôm 14/7.
Tuy nhiên, cơ quan này cũng bày tỏ quan ngại về một cơ sở quân sự của Iran, nơi các hoạt động liên quan đến vũ khí hạt nhân có thể đã diễn ra hơn 10 năm trước.
IAEA khẳng định mức độ làm giàu urani, hoạt động nghiên cứu và phát triển hạt nhân cùng các hoạt động khác của Iran hiện nay phù hợp với những tuyên bố mà nước này đưa ra.
Ý kiến ()