Bà San Suu Kyi trở thành “cố vấn nhà nước” Myanmar
Đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), chính đảng cầm quyền tại Myanmar, ngày 31/3 đã đệ trình một dự luật bổ nhiệm bà Aung San Suu Kyi làm “cố vấn nhà nước” và đến ngày 5/4, Hạ viện Myanmar đã phê chuẩn dự luật này.
Dự luật gồm 5 chương và 8 điều, theo đó bà Aung San Suu Kyi được quyền tiếp xúc các bộ, ngành cũng như các tổ chức và cá nhân trong chính phủ để phục vụ công tác cố vấn. Bà sẽ chịu trách nhiệm trước Quốc hội liên bang. Nhiệm kỳ của một cố vấn nhà nước đồng thời với nhiệm kỳ của Tổng thống.
Trước đó, ngày 30/3, bà San Suu Kyi đã được bổ nhiệm giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao kiêm nhiệm ba chức Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống, Bộ trưởng Giáo dục và Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng.
Tuy nhiên, Quốc hội Myanmar ngày 5/4 đã thông qua đề nghị của Tổng thống U Htin Kyaw về thay đổi đối với 2 trong 4 chức vụ trên của bà Suu Kyi. Theo đó, ông Myo Thein Gyi giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và ông Pe Zin Tun làm Bộ trưởng Điện lực và Năng lượng, Bà San Suu Kyi vẫn giữ chức Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Văn phòng Tổng thống.
Ngoài ra, Hạ viện Myanmar cũng chỉ định bà San Suu Kyi làm chủ tịch Ủy ban Điều phối chung về phát triển các vấn đề của Quốc hội.
Tranh cãi về vai trò của bà San Suu Kyi
Động thái này của Chính phủ Myanmar ngay lập tức đã vấp phải chỉ trích mạnh mẽ từ phía các nghị sỹ do quân đội chỉ định tại Quốc hội Myanmar. Những nghị sỹ này cho rằng, việc tăng cường quyền lực cho bà Aung San Suu Kyi với vai trò cố vấn đặc biệt của nhà nước sẽ là vi Hiến.
Đại tá Myint Swe, một nghị sỹ của Quân đội cho biết: “Việc đặt Tổng thống ngang hàng với cố vấn nhà nước là vi Hiến”. Trong khi đó, một nghị sỹ khác của quân đội, Đại tá Hla Win Aung cảnh báo việc này có thể “phá vỡ” cán cân quyền lực giữa cơ quan hành pháp – lập pháp – tư pháp theo Hiến định.
Đại tá Aung Thiha, nghị sỹ quân đội cho biết, ông phản đối dự luật mà ông cho là chỉ để tăng cường quyền lực cho cá nhân bà San Suu Kyi.
“Dự luật này đi ngược với thuyết phân quyền và vi phạm Hiến pháp. Mặc dù đất nước chúng tôi có hệ thống đa đảng nhưng dự luật này chỉ hướng tới nhà lãnh đạo của một đảng phái duy nhất. Nếu tiếng nói của giới quân sự không được xem xét và chấp thuận, chúng tôi sẽ phản đối điều đó”, ông Aung Thiha.
sau một cuộc họp ở Quốc hội. (Ảnh: New York Times)
Ý kiến ()