Chủ Nhật, 24/11/2024 19:53 (GMT +7)

Khuyến cáo nông dân cân nhắc khi chuyển sang trồng sầu riêng

Thứ 6, 10/03/2023 | 11:17:45 [GMT +7] A  A

Gần đây, giá bán sầu riêng ở mức cao, mang lại lợi nhuận hấp dẫn, nhiều nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư, chuyển từ đất trồng lúa, các loại cây ăn quả khác sang trồng sầu riêng. Nếu việc này không được kiểm soát, quản lý tốt thì có thể sẽ xảy ra tình trạng mất kiểm soát vùng trồng, cung - cầu “lệch pha”.

Cuối năm 2022, tổng diện tích trồng sầu riêng của Đồng Tháp trên 2.380 ha

Từ đầu năm 2023 đến nay, giá sầu riêng tăng cao (trên 100.000 đồng/kg), có lúc đỉnh điểm lên hơn 200.000 đồng/kg. Với lợi nhuận hấp dẫn từ loại cây này, vài tháng nay, nhiều nông dân ở tỉnh Đồng Tháp đã đầu tư, chuyển từ đất trồng lúa, các loại cây ăn quả khác sang trồng sầu riêng với diện tích hàng chục ha.

Cuối năm 2022, tổng diện tích trồng sầu riêng của Đồng Tháp trên 2.380 ha, tập trung nhiều ở các huyện Cao Lãnh, Châu Thành, Lai Vung, Tháp Mười. Dự kiến đến năm 2025, diện tích sầu riêng của Đồng Tháp khoảng 3.000 ha.

Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, cùng với một số địa phương khác, nhiều người dân ở Đồng Tháp cũng đang đầu tư trồng sầu riêng vì có giá bán cao, thu lãi nhiều. Tuy nhiên, diện tích trồng sầu riêng hiện nay của cả nước là khoảng 80 nghìn ha, sản lượng có nguy cơ vượt nhu cầu. Sầu riêng của Việt Nam cũng đang có nhiều nước cạnh tranh, nhất là Thái Lan, Malaysia, Philippines nên việc xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không giữ được chất lượng.

Ngành nông nghiệp đã tham mưu với UBND tỉnh trong việc quản lý chặt chẽ nguồn giống sầu riêng. Trước tình hình nhiều người trồng sầu riêng nên nguồn giống có nguy cơ không đạt chất lượng. Đồng thời, quan tâm quản lý vùng trồng sầu riêng, đảm bảo phù hợp với quy hoạch của tỉnh, tránh việc phát triển tràn lan, trồng ngoài quy hoạch.

Nhựt An (TTXVN)

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu