Thứ Tư, 27/11/2024 18:56 (GMT +7)

Long An: Các giải pháp tăng chuỗi giá trị hàng hóa bền vững trong chăn nuôi gà đẻ trứng

Thứ 4, 06/07/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Nuôi gà đẻ trứng trên địa bàn tỉnh Long An phần lớn từ các nông hộ, chỉ có khoảng 30% nuôi theo mô hình trang trại. Chính việc chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu liên kết là nguyên nhân làm cho chất lượng và sức cạnh tranh của trứng gà chưa cao dẫn đến sống lượng tổng đàn giảm đáng kể.

pasted image 0

Nuôi gà đẻ trứng. Ảnh minh họa

Hiện tại, Long An có tổng đàn gà đẻ trứng khoảng 5,7 triệu con, giảm hơn 3 triệu con so với năm 2011. Và chỉ có khoảng 30% trong tổng đàn này được nuôi theo mô hình trang trại với số lượng từ 1.000 đến 20.000 con. Trong đó, tập trung chủ yếu ở các huyện như: Tân Trụ, Châu Thành, TP Tân An và Cần Đước, Cần Giuộc. Phần lớn các trang trại đều hình thành hệ thống cung ứng hoặc liên kết với công ty TNHH Ba Huân, công ty San Hà hoặc các doanh nghiệp Tp HCM.

Trong khi đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ phải cung cấp trứng gà cho tiểu thương buôn bán tại các chợ truyền thống hoặc các thương lái thu gom để bán cho đại lý thức ăn gia súc cung cấp cho các công ty ở TPHCM, do qua nhiều trung gian nên giá cả không ổn định và lệ thuộc vào tư thương.

Vì vậy, để tăng chuỗi giá trị hàng hóa bền vững trong chăn nuôi gà đẻ trứng, Long An đưa ra nhiều giải pháp như: thu hút các doanh nghiệp đến từ TP HCM đầu tư cơ sở sản xuất, chế biến tại Long An; phát triển thương hiệu cho trứng gà Long An; chăn nuôi gà đẻ trứng theo tiêu chuẩn GAP. Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tăng tỷ trọng chăn nuôi gia cầm từ 17% lên 28-30% vào năm 2020. Toàn tỉnh phấn đấu sẽ có 45 xã chăn nuôi gà lấy trứng theo quy mô trang trại và 93 xã chăn nuôi quy mô gia trại; đồng thời, thực hiện liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ. Qua đó, góp phần tạo ra sản phẩm có giá thành thấp nhưng chất lượng được nâng cao, gia tăng giá trị và khả năng cạnh tranh./.

Duy Huệ – Văn Huy

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu