Chủ Nhật, 19/05/2024 17:29 (GMT +7)

Mô hình “Phân loại rác thải” tại nguồn tại trường Mẫu giáo

Thứ 3, 07/05/2024 | 10:10:04 [GMT +7] A  A

Nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho trẻ, giúp trẻ từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Trường Mẫu giáo Măng Non, Phường 3, Tp. Tân An triển khai thực hiện mô hình “Phân loại rác thải”, mô hình này cũng đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phía giáo viên, trẻ và phụ huynh.

Những chiếc thùng rác đầy màu sắc, kiểu dáng được cách điệu ngộ nghĩnh và đáng yêu thu hút được sự hứng thú và tích cực tham gia từ trẻ.

Với những miếng bìa cattong đơn giản, những thùng sơn nước bỏ đi… các cô đã khéo léo tạo ra những chiếc thùng rác đầy màu sắc, ngộ nghĩnh và đáng yêu thu hút được sự hứng thú và tích cực tham gia từ trẻ, qua đó giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhất như: bỏ rác đúng nơi quy định, phân loại các rác thải cần thiết… hình thành nhân cách tốt cho trẻ, giúp trẻ sống có trách nhiệm và trở thành tuyên truyền viên nhí cho gia đình trong việc bảo vệ môi trường.

Nhà trường còn lồng ghép việc phân loại rác vào trong giảng dạy

Nhà trường trang bị, bổ sung đầy đủ các thùng rác đến từng bộ phận, nhóm, lớp. Tại khu vực xử lý rác gồm có 01 thùng màu xanh chứa rác hữu cơ, 01 thùng màu đỏ chứa rác vô cơ (rác còn lại), 01 thùng màu vàng chứa rác tái chế, 01 thùng màu đen chứa rác nguy hại. Bên cạnh đó nhà trường được Hội LHPH Phường 3 tài trợ “Ngôi nhà xanh” sử dụng thu gom, phân loại rác xây dựng kế hoạch nhỏ của trường. Khu vực sân trường bố trí 02 thùng rác hình thú (01 thùng chứa rác hữu cơ, 01 thùng chứa rác vô cơ) giúp cho phụ huynh và trẻ thuận tiện phân loại khi có nhu cầu bỏ rác.  Mỗi lớp, cô và trẻ đều làm các thùng rác từ nguyên vật liệu tái chế khác nhau để tổ chức hoạt động dạy trẻ phân loại rác và chứa đựng rác tại lớp.

Trường bố trí 02 thùng rác hình thú (01 thùng chứa rác hữu cơ, 01 thùng chứa rác vô cơ)

Cô Lý Thanh Tâm - Giáo viên trường Mẫu giáo Măng Non cho biết: Với mục đích nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp học sinh từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Mô hình phân loại chất thải tại nguồn đã mang lại hiệu quả cao, các em học sinh ngày càng ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, nhà trường còn lồng ghép việc phân loại rác vào trong giảng dạy; giáo dục trẻ kiến thức phân loại rác tại lớp, trong trường; giáo dục trẻ có ý thức bảo vệ môi trường. Khuyến khích chuyên môn lồng ghép hoạt động trong việc tổ chức các lễ hội; giáo viên tự sáng tác bài hát về phân loại rác dựa trên nền nhạc Lý cây bông, dạy trẻ các bài thơ có nội dung về bảo vệ môi trường, phân loại rác.

100% giáo viên tích hợp, lồng ghép phân loại rác tại trường vào trong hoạt động học tập của trẻ cũng như mọi lúc mọi nơi; tổ chức thao giảng 01 hoạt động học hướng dẫn trẻ phân loại rác đơn giản gần gũi trẻ, giáo dục trẻ những kỹ năng sống cần thiết; bảo vệ môi trường trong lớp học, sân trường và nơi công cộng. Phấn đấu trường có 80% trẻ toàn trường biết phân loại đúng rác. Riêng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phân loại đúng rác hữu cơ và vô cơ tại lớp, tại trường đạt 100%.

Bên cạnh đó nhà trường luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân loại rác. 100% các lớp, các bộ phận có ý thức cao, phân loại đúng rác trước khi cho vào thùng rác lớn của nhà trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích cán bộ giáo viên và nhân viên sử dụng những giải pháp cơ bản để hạn chế phát sinh rác thải.

Mô hình phân loại rác thải đã góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em học sinh.

Cô Nguyễn Thị Xuân Mai - Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Măng Non cho biết: Với mục đích nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, giúp học sinh từng bước hình thành thói quen phân loại rác thải tại nguồn. Mô hình phân loại chất thải tại nguồn đã mang lại hiệu quả cao, các em học sinh ngày càng ý thức hơn trong công tác bảo vệ môi trường.

Việc xây dựng và triển khai Mô hình phân loại rác thải đã góp phần tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các em học sinh đối với hoạt động bảo vệ môi trường. Qua đó hình thành nhân cách tốt, sống có trách nhiệm cho các em trong cuộc sống sau này./.

Lê Quang

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu