Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Tư, 27/11/2024 17:30 (GMT +7)
Nam Mỹ ‘nóng nhất’ thế giới về COVID-19
Thứ 6, 04/06/2021 | 16:00:00 [GMT +7] A A
Peru mới thay đổi cách thống kê, khiến số nạn nhân tử vong tại nước này cao hơn gấp đôi so với công bố trước đó. Đại dịch COVID-19 cũng đang lây lan mạnh tại nhiều nước trong khu vực.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị ở ngoại ô Lima, Peru, ngày 22/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Số liệu mới gây sốc ở Peru: Peru mới cập nhật số liệu mới cho thấy số ca tử vong do COVID-19 tại nước này là hơn 180.000 người, vượt xa con số từng công bố trước đó là 70.000 ca. Điều chỉnh trong cách tính số liệu đưa Peru trở thành nước có tỷ lệ tử vong cao nhất thế giới, với 500 người chết tính trung bình trên 100.000 dân
Thông tin này đã gây sốc trên truyền thông thế giới. Số ca tử vong tăng hơn gấp hai lần, đơn giản là bởi trước đó Peru chỉ thống kê người chết vì COVID-19 là đối tượng dương tính với SARS-CoV-2. Còn theo cách tính mới, số tử vong bao gồm cả những người thiệt mạng có triệu chứng lâm sàng nhiễm bệnh.
Thực tế này phản ánh tình trạng tồi tệ về dịch bệnh, vốn đẩy hệ thống y tế ở Peru tới ngưỡng quá tải, thiếu oxy, thiếu buồng điều trị tích cực, người giàu đổ xô chạy tiền để được chen ngang xếp hàng tiêm vaccine. Với cuộc bầu cử Tổng thống diễn ra vào ngày 8/5 tới. Peru đang trong cơn sốt bầu cử, vậy nên còn đó nhiều nguy hiểm, nhưng chủ đề về COVID-19 sẽ tạm thời lắng xuống trong vài ngày.
Brazil – Tổ chức Copa America bất chấp tổn thất về người ở mức kỉ lục: Tại Brazil, cấp độ lây lan dịch bệnh cũng theo chiều hướng mới. Quốc gia Nam Mỹ này hiện ghi nhận 463.000 ca tử vong liên quan đến COVID-19, nhiều thứ hai trên thế chỉ sau Mỹ.
An táng nạn nhân tử vong vì COVID-19 tại Sao Palo, Brazil. Ảnh: Reuters
Cách thức bùng phát dịch khởi nguồn tại Rio de Janeiro giúp giải thích tại sao Brazil lại chịu ảnh hưởng nặng nề từ COVID-19. Chủ tịch Hạ viện Cleonice Goncalves nhiễm virus SARS-CoV-2, mà nguồn lây được cho là từ một thuộc cấp mới về nước sau chuyến tham dự lễ hội Carnival ở Italy và mang theo mầm bệnh. Đó chính là hình thức khởi phát lây nhiễm đặc trưng ở khu vực: Giới nhà giàu, thượng lưu Nam Mỹ “nhập khẩu” virus từ châu Âu và sau đó đẩy dịch lan “như cháy rừng” tới các vùng nghèo khó, ngoại ô đông dân cư, điều kiện vệ sinh yếu kém.
Tình hình trầm trọng hơn khi Brazil có một tổng thống cánh hữu, dân túy như Jair Bolsonaro. Ông là người coi thường dịch bệnh, nói rằng COVID-19 chỉ như một loại “cúm thường” và liên tục từ chối áp dụng các biện pháp đóng cửa, giãn cách để kiểm soát dịch bệnh. Với dân số 212 triệu người, Brazil hiện đang rơi vào làn sóng lây nhiễm thứ 3 với tốc độ lây lan nhanh, do sự xuất hiện của biến chủng P1 (mới được WHO định danh là gamma) có nguồn gốc từ chính Brazil. Nhưng điều đó vẫn không thể ngăn được kế hoạch Brazil đứng ra tổ chức cup bóng đá Nam Mỹ Copa America từ 14/6-11/7 tới.
Argentina – nước vô địch về đóng cửa, nhưng vẫn không tránh được điều tồi tệ: Ở chiều hướng ngược lại, Argentina “thở phào” khi từ chối thành công vai trò nước chủ nhà của Copa America. Argentina lúc đẩu thừa hưởng nhiệm vụ một mình tổ chức giải đấu sau khi Colombia bị tước quyền đồng chủ nhà vì bất ổn xã hội. Argentina hiện đang trải qua giai đoạn tồi tệ nhất về dịch bệnh, với con số kỉ lục mới 40.000 ca nhiễm/ngày.
Argentina trông đợi vào nguồn vaccine Sputnik V do Nga cung cấp. Ảnh: DPA
Tổng thống Alberto Fernandez cùng nội các đã áp dụng đối chính sách đóng cửa nghiêm ngặt. Năm ngoái, không một người dân Nam Mỹ nào phải ngồi ở nhà nhiều như 45 triệu người dân Argentina. Ông Fernandez muốn chứng minh mình là mẫu lãnh đạo đối lập hẳn với Jair Bolsanaro. Thế nhưng thành tích chống dịch không vì thế mà tốt hơn. Argentina đến thời điểm này ghi nhận 78.000 ca tử vong vì COVID-19.
Tại Argentina, cứ hai người có một người sống dưới mức nghèo khổ. Vì thế, nhiều người không có lựa chọn nào khác là phớt lờ các quy định về hạn chế, kiểm soát, để mưu sinh, kiếm sống, nuôi bản thân và gia đình. Tầng lớp trung lưu vốn suy giảm cũng chung tình cảnh khốn khó kinh tế. Một Argentina đang ngụp lặn khỏi cơn phá sản để trở thành một quốc gia bình thường tại khu vực là động lực để virus lây lan.
Uruguay – không còn giữ được tiếng thơm: Trong nhiều thập kỉ, Uruguay thường hãnh diện trước Argentina, nước láng giềng được phân giới bởi con sông Bạc (Rio de la Plata) khi nói đến kinh tế. Uruguay hiện nay đôi khi vẫn được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Nam Mỹ”, nhiều người Argentina thích đầu tư ở Uruguay hơn là tại chính quốc.
Tổng thống Urugoay Luis Alberto Lacalle Pou tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: AFP
Năm ngoái, Urugoay vẫn được coi là quốc gia đối phó với đại dịch hiệu quả nhất ở Nam Mỹ. Nhiều ngày, Uruguay không ghi nhận ca nhiễm mới trên tống số 3,5 triệu dân và bình thường cũng chí có dưới 20 ca nhiễm/ngày.
Nhưng thời gian đã thay đổi và Uruguay gần như đã đánh mất danh hiệu hình mẫu của mình. Ba ngày trước, quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận 6.000 ca nhiễm mới, tổng số người chết vì COVID-19 cũng vọt lên 4.300 người. Urugoay là một trường hợp điển hình của xu hướng vội vã tin rằng đã làm chủ, chiến thắng dịch bệnh và rỡ bỏ quy định đeo khẩu trang, giãn cách xã hội vì tưởng đã an toàn.
Chỉ chiếm hơn 5% dân số toàn cầu, nhưng trong ba nạn nhân chết vì COVID-19 trên thế giới có một trường hợp xảy ra ở Nam Mỹ. Mùa đông đang đến ở Tây bán cầu, còn cách bệnh viện tại khu vực vẫn đang quá tải, không thể tiếp nhận bệnh nhân. Kế đến, Nam Mỹ hiện cũng là khu vực đứng gần cuối bảng xếp hạng về tiêm ngừa vaccine. Các chuyên gia virus học cho rằng, đó sẽ là điều kiện lý tưởng để sản sinh ra các biến chủng mới, phát tán ở khu vực và phần còn lại của thế giới.
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/nam-my-nong-nhat-the-gioi-ve-covid19-20210604113721169.htm
Ý kiến ()