Tất cả chuyên mục

Ông Nguyễn Linh ở thị trấn Chư Ty (huyện biên giới Đức Cơ, Gia Lai), qua bao năm tìm tòi nghiên cứu đã cho ra đời thành công máy gọt vỏ củ sắn (mì) tự động với nhiều công năng hữu dụng.
![]() Ông Linh chế tạo máy gọt củ mì. Ảnh: tuoitre.vn |
Chiếc máy này có công suất gọt vỏ củ sắn khoảng từ 10-12 tấn củ/ngày và chỉ cần 1-2 công lao động đứng máy để gọt vỏ. Để làm được với sản lượng lớn này thì trước đây phải cần đến hơn 30 công lao động và giá thành đội lên khá cao, nguồn thu của người trồng sắn thấp, hơn nữa thời gian gọt vỏ lại kéo dài bởi khó thuê được nhân công khi bước vào vụ thu hoạch chính. Theo ông Linh, để sản xuất hoàn thiện máy gọt vỏ củ sắn bán ra trên thị trường phải mất thời gian khoảng 1 tuần đến 10 ngày với 3 – 4 lao động (thợ), có giá thành từ 70 – 75 triệu đồng phù hợp với “túi tiền” của nhà nông, nhất là trong các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Mỗi buôn làng chỉ cần mua sắm từ 2 – 3 máy là đủ sử dụng trong cộng đồng cho cả mùa. Trước mắt, đã có một số doanh nghiệp chế biến hàng nông sản trong và ngoài tỉnh đến tham quan và bàn bạc những vấn đề cần thiết để tiến tới ký hợp đồng mua máy.
Sau thành công đó, ông Linh lặn lội đến các bộ ngành chức năng để giới thiệu về chiếc máy gọt vỏ sắn và tham gia cuộc thi “Nhà sáng chế Việt năm 2014” do kênh VTV2 Đài truyền hình Việt Nam tổ chức. Chiếc máy gọt vỏ sắn tự động của ông Nguyễn Linh đã được hội đồng giám khảo và các nhà chuyên môn đánh giá cao và vinh dự nhận được giải nhất của tháng, được Bộ trưởng Bộ khoa học và Công nghệ tặng bằng khen do có công sáng chế và có bước đột phá trong sản xuất công nghệ mới. Ông cũng được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận danh hiệu Cúp vàng năm 2015.
Ý kiến ()