Phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 của Bộ GD&ĐT tại công văn số 525/BGDĐT-KTKĐCLGD cho thấy, các điều chỉnh trong tổ chức kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 sẽ khắc phục được các bất cập trong kì thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2015. Đặc biệt là tạo nhiều thuận lợi lớn cho thí sinh tham gia thi và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Theo đó, thứ nhất, việc quy đinh mỗi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đều tổ chức cụm thi để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, cao đẳng sẽ giảm đáng kể lượng thí sinh phải di chuyển ra 38 cụm thi tập trung ở các thành phố như năm 2015.
Thứ ba, trường đại học chủ trì cấp duy nhất một Giấy chứng nhận kết quả thi có mã số để sử dụng trong đăng ký xét tuyển sẽ giúp thí sinh có thể đăng ký xét tuyển trực tuyến trên website của các trường đại học mà không cần phải nộp đến nộp đăng ký xét tuyển trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.
Thứ tư, việc quy định mỗi đợt xét tuyển thí sinh được phép đăng ký xét tuyển ở nhiều trường (hai trường ở đợt 1, ba trường ở các đợt sau), mỗi trường tối đa hai ngành, vừa giúp thí sinh có nhiều lựa chọn để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành/trường phù hợp như năm 2015, vừa khắc phục tình trạng thí sinh liên tục và ồ ạt rút đăng ký xét tuyển từ trường này để nộp sang trường khác như đã xảy ra năm 2015.
Ngoài ra, quy định đăng ký xét tuyển ở mỗi trường đại học chỉ được tối đa 2 ngành thay vì tới 4 ngành như quy định năm 2015 buộc thí sinh phải suy nghĩ nghiêm túc trong việc lựa chọn ngành học, tránh đăng ký theo kiểu “cứ ngành nào trúng tuyển là được” mà không quan tâm đến sở thích, sở trường và nhu cầu tuyển dụng lao động trên thị trường./.
Ý kiến ()