Tất cả chuyên mục

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Đơn cử, nuôi tôm thẻ chân trắng đạt 40 tấn/ha, gấp 40 lần so với sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30 – 35% so với quy trình cũ.
![]() Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Ảnh: Hữu Vinh |
Năm 2017, giá trị xuất khẩu nông lâm thuỷ sản đạt 36,37 tỷ USD và năm 2018 Việt Nam đang phấn đấu xuất khẩu trên 40 tỷ USD. Hàng nông sản của Việt Nam đã xuất khẩu đi 180 quốc gia trên thế giới với 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. |
Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) là hướng đi tất yếu để đưa nền nông nghiệp Việt Nam bắt kịp với thế giới. Thời gian qua, phát triển NNCNC đã đạt được kết quả khả quan gì, thưa ông?
Cụ thể, ứng dụng công nghệ tự động, bán tự động trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn ATTP (sản xuất rau hoa trong nhà kính như đối với cây rau: Doanh thu đạt từ 2,5 tỷ đồng đến 9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 1,6 đến 4,9 tỷ đồng/ha. Đối với cây hoa: Doanh thu đạt từ 0,5 tỷ đồng đến 9,9 tỷ đồng/ha, lợi nhuận đạt từ 0,3 đến 5,4 tỷ đồng/ha; nuôi tôm thẻ chân trắng đã nâng cao năng suất chất lượng tôm, năng suất đạt 40 tấn/ha gấp 40 lần so với sản xuất đại trà, chi phí sản xuất giảm 30 – 35% so với quy trình cũ; sản xuất bò sữa, năng suất sữa đạt trên 30 lít/bò/ngày, chất lượng tốt…).
Tính đến tháng 6/2018, cả nước đã có 35 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ và UBND các tỉnh thành lập, trong đó Thủ tướng Chính phủ thành lập 3 khu: Hậu Giang, Phú Yên, Bạc Liêu. Ngoài ra, 8 khu nông nghiệp ứng dụng CNC đang được khẩn trương thực hiện, cụ thể: 3 khu ở Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Khánh Hòa đã đi vào hoạt động với một số mô hình khá hiệu quả; khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng đã được Bộ tổ chức thẩm định hồ sơ, tỉnh đang hoàn thiện hồ sơ sau thẩm định để có đầy đủ căn cứ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Trên thực tế, nhiều vùng sản xuất NNCNC đã được xây dựng và phát triển khắp cả nước như: Vùng sản xuất lúa giống, gạo thương phẩm chất lượng cao; vùng sản xuất trái cây hàng hoá theo quy trình VietGAP tự động tưới tiêu, bón phân; vùng sản xuất rau an toàn, rau hữu cơ trong hệ thống nhà màng, nhà kính; vùng chăn nuôi gia súc gia cầm quy mô công nghiệp áp dụng quy trình tự động hoá và tiêu chuẩn VietGAPH, GlobalGAPH. Đến nay có 40 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng CNC được cấp giấy chứng nhận còn hiệu lực.
Bên cạnh đó, chưa có nhiều công nghệ cao trong nông nghiệp có thể áp dụng có hiệu quả cao tại Việt Nam. Trong tổ chức sản xuất, chưa có sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp vào mối liên kết giữa nghiên cứu KH&CN và chuyển giao, ứng dụng. Liên kết giữa 3 nhà khoa học – doanh nghiệp – nông dân còn yếu và thiếu bền vững, số lượng doanh nghiệp trong nông nghiệp còn ít, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ; các hộ dân sản xuất kinh doanh NNCNC, nông nghiệp sạch thiếu thông tin đầy đủ về thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong nước và xuất khẩu; nhiều địa phương chưa chủ động quy hoạch, bố trí đất sạch, xây dựng chính sách đặc thù trên cơ sở khai thác lợi thế, thu hút doanh nghiệp đầu tư xây dựng và phát triển các khu đã quy hoạch…
Để giải quyết các bài toán khó này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần làm gì trong thời gian tới, thưa ông?
Ý kiến ()