Thứ Bảy, 21/09/2024 15:30 (GMT +7)

Nông thôn Tiền Giang ngày càng mới

Thứ 4, 20/01/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A
Đã đăng vào 20/01/2016 lúc 0:00

Tiền Giang đã huy động hơn 3.799 tỷ đồng để đầu phát triển, giúp cho 24/139 xã đạt chuẩn NTM, các xã còn lại đạt bình quân 11,3 tiêu chí trở lên…

Nông thôn Tiền Giang ngày càng mới

Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang trao bằng khen cho cá nhân và tập thể có nhiều thành tích
xuất sắc trong xây dựng NTM

Ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN – PTNT Tiền Giang cho biết từ ngày bắt tay xây dựng NTM, hàng năm tỉnh đều cấp Báo Nông nghiệp Việt Nam cho 139 xã trên địa bàn tỉnh với số lượng 5 kỳ/tuần để phục vụ công tác tuyên truyền.

Đặc biệt, cuộc thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ đảng viên, nhân dân về ý nghĩa, mục đích của việc xây dựng NTM của cán bộ cơ sở.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh đã phối hợp với Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và PTNT II, Trường Đại học Cần Thơ,…tổ chức 73 lớp đào tạo, tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã về công tác xây dựng NTM với 3.358 lượt người tham dự.

Thông qua các lớp tập huấn đã nâng cao dần nhận thức của cán bộ về quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, nội dung của Chương trình; mức độ, hình thức đóng góp của người dân và cộng đồng trong xây dựng NTM; cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước; về phương pháp, cách làm, để mọi người tự tin tổ chức thực hiện.

Nội dung tập huấn phù hợp với chương trình khung và các chuyên đề đã được Bộ NN- PTNT phê duyệt, nhận được sự quan tâm của cán bộ huyện, xã; đã hình thành được đội ngũ tiểu giáo viên (ToT) ở các cấp. Ngoài ra, Tiền Giang còn phát động phong trào thi đua “Tiền Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Ông Cẩn nói: Nông thôn ngày càng mới đã làm thay đổi nhận thức và thu hút mọi người cùng tham gia thực hiện. Nhiều nơi bà con không còn trông chờ sự đầu tư của Nhà nước, đã chuyển sang chủ động, tích cực tham gia hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc, đóng góp tiền, ngày công lao động để nâng cấp xây dựng công trình giao thông nông thôn, công trình công cộng khác trên địa bàn.

Các địa phương tổ chức thực hiện chương trình đã có hiệu quả hơn, nhất là việc vận động quần chúng cũng như tổ chức thực hiện lập quy hoạch, đề án và thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng.

NTM đã trở thành hiện thực, hệ thống hạ tầng nông đã đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa và đi lại của người dân. Giao thông nông thôn phát triển thì sẽ nhanh chóng đưa mức sống người dân nông thôn sát với thành thị.

Bài học kinh nghiệm Tiền Giang đúc kết được qua 5 năm thực hiện là: Xây dựng NTM thực chất cũng chính là thực hiện công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn xã gắn với việc phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân (19 tiêu chí đã bao trùm toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, văn hóa của xã).

Do vậy phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị với tinh thần trách nhiệm cao nhất; không đùn đẩy, né tránh; không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên.

Nguồn lực nhất định hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, tỉnh, huyện cho cấp cơ sở sẽ quyết định rất lớn trong quá trình xây dựng NTM.

THANH PHONG- NNVN

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu