Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 25/11/2024 03:47 (GMT +7)
Ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi cấu trúc của tim
Thứ 3, 07/08/2018 | 11:34:00 [GMT +7] A A
Theo kết quả nghiên cứu vừa được công bố của Đại học Queen Mary ở thủ đô London (Anh), những người sống trong môi trường không khí ô nhiễm, dù nằm trong mức cho phép của Anh, vẫn có những thay đổi trong cấu trúc của tim tương tự như những thay đổi thường thấy ở giai đoạn đầu của bệnh suy tim.
Ô nhiễm không khí có thể làm thay đổi cấu trúc của tim. Ảnh: theguardian
Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của 4.000 người. Những người này cung cấp các thông tin cá nhân như lối sống, tiền sử sức khỏe, thông tin cụ thể về nơi họ sống. Các nhà nghiên cứu cũng thực hiện xét nghiệm máu, kiểm tra sức khỏe và chụp cộng hưởng từ (MRI) tim để đo kích thước, trọng lượng và chức năng của tim của những người này ở những thời điểm cố định.
Nhóm nghiên cứu đã thấy mối liên hệ rõ ràng giữa những người sống gần các con đường ồn ào, đông đúng và những người phơi nhiễm với khí (NO2) hoặc bụi PM 2,5 (bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 micromét) với việc tâm thất phải và trái của tim phát triển to hơn. Mặc dù những người được nghiên cứu khỏe mạnh và không có các triệu chứng gì, nhưng những thay đổi của tim lại tương tự như ở những người trong giai đoạn đầu của bệnh suy tim.
Người đứng đầu nhóm nghiên cứu Nay Aung nói: “Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi chỉ là theo dõi và chưa cho thấy mối liên hệ nhân quả, nhưng chúng tôi thấy những thay đổi đáng kể ở tim kể cả khi tiếp xúc với ô nhiễm không khí ở mức độ tương đối thấp. Những nghiên cứu trong tương lai của chúng tôi sẽ bao gồm dữ liệu của những người sống ở các thành phố cổ như Trung tâm Manchester và London, sử dụng các biện pháp đánh giá kĩ càng hơn về chức năng của tim và chúng tôi hy vọng rằng những phát hiện sẽ rõ ràng hơn và quan trọng về lâm sàng hơn”.
Mức độ ô nhiễm bụi PM 2,5 trung bình năm ở Anh là nằm trong phạm vi cho phép của nước này (25 microgam/mét khối không khí), dù có thể cao hơn so với tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là 10 microgam/mét khối.
Ý kiến ()