Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 23/11/2024 18:22 (GMT +7)
Phát hiện tang vật vụ phá rừng tự nhiên ở Bình Định
Thứ 5, 14/09/2017 | 15:50:00 [GMT +7] A A
Liên quan vụ phá 43,7 ha rừng tự nhiên ở Bình Định, các cơ quan chức năng đã tìm thấy một khối lượng lớn gỗ mà theo xác định ban đầu có nguồn gốc từ vùng rừng tự nhiên đã bị triệt hạ hoàn toàn tại xã An Hưng, huyện An Lão (Bình Định).
Hiện trường vụ 43 ha rừng tự nhiên ở An Lão bị lâm tặc xóa sổ. Ảnh: Nguyên Linh/TTXVN |
Sau vụ phá rừng tự nhiên có diện tích lên tới 43,7 ha, lực lượng liên ngành tỉnh Bình Định đã phối hợp điều tra. Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện một lượng lớn gỗ và củi tại một nhà máy chế biến dăm gỗ ở địa bàn thôn Tường Sơn, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Khối lượng gỗ được tìm thấy gồm nhiều chủng loại khác nhau gồm thân cây, súc gỗ và cành nhánh các loại. Lực lượng chức năng chưa đo chính đếm được chính xác khối lượng. Theo nhận định sơ bộ, hầu hết lượng gỗ này có nguồn gốc từ cánh rừng tự nhiên vừa bị tàn phá thuộc xã An Hưng, huyện An Lão, vùng giáp ranh với xã Hoài Sơn.
Giám đốc của Nhà máy chuyên chế biến dăm gỗ này là bà Hồ Thị Thùy Linh, trú thành phố Quy Nhơn (Bình Định). Được biết, nhà máy này trực thuộc Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh tổng hợp Thương Thảo, có trụ sở tại phường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Quy Nhơn, do ông Lê Văn Thiệt, người ở xã Hoài Sơn (huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) là Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc. Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh tổng hợp Thương Thảo kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, từ xây dựng, khách sạn, chế biến dăm gỗ đến trồng rừng kinh tế…
Các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định đang khẩn trương điều tra vụ tán phá 43,7 ha rừng tự nhiên ở huyện An Lão. Bước đầu, Cơ quan điều tra đã khoanh vùng đối tượng phá rừng là tổ chức doanh nghiệp, có khả năng huy động, thuê mướn nhiều nhân công cùng lúc và sử dụng nhiều thiết bị cơ giới để phá rừng.
Trước đó, ngày 7/8, Trạm Kiểm lâm Hoài Sơn ( huyện Hoài Nhơn) báo cáo bằng văn bản về Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn là theo thông tin của nhân dân, có tình trạng nhiều người tiến hành phát loãng dây leo, hạ cây rừng, có dấu hiệu là hoạt động phá rừng để trồng rừng kinh tế. Ngày 8/8, Hạt Kiểm lâm huyện Hoài Nhơn đã điện thoại cho Hạt Kiểm lâm huyện An Lão báo tình hình và sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ nếu cần. Sau đó, các cơ quan chức năng mới phát hiện 43,7 ha rừng tự nhiên đã bị triệt hạ hoàn toàn, trong đó có nhiều diện tích đã được trồng keo lai.
Gần khu vực rừng vừa bị tàn phá là một khu vực rừng keo lai từ 2 – 3 năm tuổi do Công ty cổ phần đầu tư và kinh doanh tổng hợp Thương Thảo trồng, diện tích khoảng 30 ha. Đây là khu vực rừng chưa được cấp phép khai thác để trồng rừng kinh tế.
Ý kiến ()