Thứ Ba, 24/09/2024 06:22 (GMT +7)

Tân Hưng tập huấn mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP

Thứ 4, 14/06/2023 | 15:59:43 [GMT +7] A  A

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp (DVNN) tỉnh Long An phối hợp với Trung tâm DVNN huyện Tân Hưng tổ chức tập huấn mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP cho hơn 30 nông dân là thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Hưng Thuận, xã Hưng Thạnh vào ngày 14/6/2023.

Ông Võ Thành Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm DVNN tỉnh Long An triển khai các nội dung tập huấn cho nông dân.

Tại buổi tập huấn, nông dân được nghe ông Võ Thành Nghĩa - Phó Giám đốc Trung tâm DVNN tỉnh Long An hướng dẫn về cách quản lý dinh dưỡng ở giai đoạn lúa tượng đòng đến trổ bông. Theo đó, giai đoạn từ phân hóa đòng đến khi lúa trổ bông kéo dài khoảng 20 – 25 ngày, đây là giai đoạn quan trọng nên nông dân cần phải bón phân đúng cách, cân đối; quan sát mực nước ruộng thường xuyên, luôn giữ ruộng có nước (từ 3 – 7 cm) trong giai đoạn tượng đòng đến trổ bông.

Ngoài ra, nông dân còn được hướng dẫn cách nhận biết và biện pháp phòng trừ hữu hiệu đối với một số sâu, bệnh hại giai đoạn đòng đến trổ như: Bệnh đạo ôn cổ bông; đạo ôn cổ gié; bệnh bạc lá; bệnh lem lép hạt; rầy nâu; nhện gié; sâu cuốn lá nhỏ; sâu đục thân.

Nông dân cần lưu ý bón phân đúng cách, cân đối ở giai đoạn lúa tượng đòng đến trổ bông.

Được biết, mô hình điểm sản xuất lúa theo hướng VietGAP được thực hiện tại HTX Nông nghiệp Hưng Thuận, xã Hưng Thạnh là năm thứ nhất với diện tích là 50 ha, có 16 nông dân tham gia vào mô hình. Mô hình sẽ được thực hiện trong 3 năm liên tiếp (mỗi năm 01 vụ thực hiện ở vụ hè thu), bắt đầu từ vụ hè thu năm 2023 này, nông dân khi tham gia mô hình sẽ được hỗ trợ về giống, vật tư, thuê thiết bị bay trong 03 năm liên tiếp.

Nông dân cần lưu ý bón phân đúng cách, cân đối ở giai đoạn lúa tượng đòng đến trổ bông.

Thông qua lớp tập huấn nhằm trang bị cho nông dân kiến thức, kỹ thuật mới để áp dụng vào sản xuất vụ lúa hè thu 2023 đạt thắng lợi, từng bước xây dựng chuỗi liên kết sản xuất lúa hàng hóa theo tiêu chuẩn VietGAP, giảm chi phí đầu tư, tăng năng suất, lợi nhuận trên đơn vị diện tích canh tác./.

Duy Phước

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu