Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 23/11/2024 08:04 (GMT +7)
Thể thao Việt Nam: Một năm nhộn nhịp
Thứ 7, 02/01/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Năm 2015 chuẩn bị khép lại, nhìn lại nămNăm 2015 chuẩn bị khép lại, nhìn lại năm qua, hoạt động của ngành thể thao đúng là rất sôi động… qua, hoạt động của ngành thể thao đúng là rất sôi động…
1. Việc ngành VH-TT-DL lựa chọn sự kiện “SEA Games 28 là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử Thể thao Việt Nam khi lần đầu tiên các môn Olympic đóng góp tới 87% tỷ lệ các môn đoạt HCV” là 1 trong 10 sự kiện tiêu biểu của ngành phần nào ghi nhận thành quả đáng kể từ các HLV, VĐV. Một năm thi đấu, tranh tài của thể thao thành tích cao, SEA Games 28-2015 và vòng loại Olympic 2016 là 2 đấu trường quan trọng nhất. Tất nhiên, song hành với nó còn rất nhiều các giải đấu quốc tế quan trọng khác. Để từ đấy, những đội tuyển như bơi, bắn súng, cử tạ giành được các suất chính thức dự Olympic đầy quý giá.
Sự phát triển mạnh mẽ gia tăng thành tích huy chương và thu hẹp khoảng cách chuyên môn (trong một số nội dung cụ thể) tại một số môn thuộc nhóm Olympic của VĐV Việt Nam trước đối thủ khu vực, châu lục và thế giới là điều đáng ghi nhận ở năm 2015. Nguyễn Thị Ánh Viên lần đầu lọt tới bán kết cự ly khi thi đấu giải bơi VĐTG 2015 và xếp hạng 10 ở một nội dung (400m hỗn hợp cá nhân) là kết quả rất khích lệ. Thạch Kim Tuấn đoạt HCĐ giải cử tạ VĐTG 2015 và cùng cử tạ Việt Nam có 3 suất chính thức Olympic 2016 là kết quả trên mong đợi. Nguyễn Thị Huyền vượt chuẩn Olympic 2016 liên tiếp tại 2 nội dung 400m và 400m rào ngay khi thi đấu SEA Games 28-2015 là điều ít ai nghĩ tới… là những kết quả rất chú ý của VĐV thể thao thành tích cao trong năm 2015.
Bên cạnh họ, các tuyển thủ của cờ vua, bắn súng, taekwondo, judo, karatedo, vật, bắn cung, đua thuyền, đấu kiếm, TDDC, xe đạp… ít nhiều đều có kết quả huy chương châu lục trong năm thi đấu. Cũng ở năm 2015, số VĐV của các môn trọng điểm được ra nước ngoài tập huấn dài ngày nhiều hơn. Điểm đến như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan được lựa chọn nhiều thay vì trước đây chúng ta chỉ hướng tới nơi tập tại Trung Quốc. Tất nhiên, bên cạnh sự sôi động ấy, vẫn còn nhiều việc được xem là bất cập với thể thao. Cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện của nhiều đội tuyển quốc gia chưa hẳn phải đầy đủ hết.
Chúng ta hiện có 4 trung tâm huấn luyện thể thao tại Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và một số điểm lẻ khác nhưng nếu hỏi tại đó cơ sở vật chất đã phù hợp chưa thì nhiều VĐV đều lắc đầu. Bản thân nhà quản lý biết điều đó. Ngân sách tu sửa hàng năm chỉ có hạn nên tất cả vẫn phải co kéo. Chuyên gia dinh dưỡng và vật lý trị liệu không có. Đó cũng là một trong những nguyên do vì sao nhiều VĐV quan trọng như Hà Thanh, Kim Tuấn… gặp chấn thương bởi không có quãng thời gian trị liệu phù hợp. Nếu biết, chúng ta đã có Quy hoạch phát triển TDTT tới năm 2020, định hướng tới năm 2030. Trong quy hoạch ấy, hết năm 2015 này, thời gian tới năm 2020 chỉ còn 5 năm nữa thôi.
2. Thể thao là của mọi người. Phát triển thể thao không chỉ có thành tích cao mà còn nhiều mảng khác. Tất cả đều chờ Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030 phải dần thực hiện tạo tính hiệu quả hơn. Năm 2015, tiến độ thực hiện không cao. Theo tìm hiểu, tính tới tháng 6-2015, mới chỉ có 47/63 tỉnh thành, thành lập được Ban chỉ đạo và xây dựng được chương trình hoạt động khung cho Đề án. Ngay như thành phố lớn là Hà Nội cũng chưa thành lập được Ban chỉ đạo và xin chậm tiến độ.
Hiện tại, mọi việc vẫn chủ yếu trong công tác tuyên truyền thông tin. Vấn đề cốt lõi chính là kinh phí thực hiện cho đề án là rất hạn chế. Vì vậy, năm 2016, ngành thể thao hướng trọng tâm trong việc xây dựng cơ chế, chính sách dành cho doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia tài trợ cho Đề án cũng như tìm kiếm thêm nguồn lực xã hội tham gia tài trợ.
Nguồn: SGGP
Ý kiến ()