Chủ Nhật, 24/11/2024 03:30 (GMT +7)

Tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững” tại Tân Hưng

Thứ 6, 08/09/2023 | 11:55:45 [GMT +7] A  A

Ngày 07/9, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh Long An phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười đến xã Vĩnh Thạnh, huyện Tân Hưng tổ chức tọa đàm “Phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững”.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười thông tin về phân lân nung chảy Văn Điển

Tại đây, trên 50 nông dân ở các xã Hưng Thạnh, Thạnh Hưng, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu B được nghe 02 đơn vị phối hợp phổ biến một số vấn đề về khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp có liên quan đến lân như: Vai trò của lân đối với cây trồng; một số lưu ý về đất trồng cây ăn trái và đất phèn vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh; giải pháp cho nông nghiệp bền vững; phân lân nung chảy Văn Điển cho nông nghiệp bền vững.

Nhiều câu hỏi của nông dân đặt ra cho các nhà khoa học

Phân lân nung chảy Văn Điển là loại phân không tan trong nước nên không bị rửa trôi mà tan hết trong dịch chua của rễ cây, nên khi bón vào đất sẽ cung cấp lân và các chất dinh dưỡng trung vi lượng cho cây trồng từ đầu vụ đến cuối vụ, thuộc loại phân “nhả chậm” không gây phú dưỡng cho đất và cây trồng. Nếu bón nhiều hơn nhu cầu của cây trồng, phân bón sẽ được lưu giữ lại trong đất cho các vụ sau.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Cường - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển nông nghiệp Đồng Tháp Mười chia sẻ: “Đất phèn, đất xám không thể thiếu phân lân nung chảy Văn Điển, bón lót trước gieo sạ lúa. Trên đất phèn nặng có thể bón bổ sung khi thấy có biểu hiện ngộ độc phèn vào 40 - 45 ngày sau sạ”.

Những vấn đề nông dân đặt ra tại buổi tọa đàm được lãnh đạo Trung tâm DVNN Long An và Trung tâm NC&PTNN Đồng Tháp Mười giải đáp cụ thể

Trong buổi tọa đàm, nông dân đặt nhiều câu hỏi thiết thực liên quan đến phân lân nung chảy Văn Điển, như các vấn đề: bón lân cho những loại cây trồng khác ngoài lúa; cách phân biệt phân lân Văn Điển giả, thật; sự giống và khác nhau của phân lân Ninh Bình và phân lân Văn Điển; việc cung cấp phân lân Văn Điển đến nông dân Tân Hưng; về độ khuếch tán của phân lân khi rải; .…/.

Thành Nhân

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu