Thứ Sáu, 22/11/2024 22:41 (GMT +7)

TP Hồ Chí Minh: Thí điểm bộ sách tiếng Anh mới bậc tiểu học

Thứ 4, 02/03/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A
Đã đăng vào 02/03/2016 lúc 0:00

Đầu năm học Learn Smart Start tại 9 trường tiểu2015-2016, Sở GD-ĐT TPHCM đã cho phép các quận, huyện triển khai thí điểm bộ sách tiếng Anh mới I- Learn Smart Star học.

Qua hơn 6 tháng thực hiện, bộ sách bước đầu đã tạo được sự thích thú, ủng hộ của giáo viên và học sinh, song cũng còn nhiều hạn chế cần điểu chỉnh, bổ sung.

Đổi mới phương pháp giảng dạy

Mới đây, tại hội nghị sơ kết đánh giá việc triển khai thí điểm bộ tài liệu I-Learn Smart Start, bộ sách do Nhà xuất bản Trường Đại học Sư phạm TPHCM phối hợp với Công ty cổ phần Giáo dục Đại Trường Phát biên soạn và phát hành, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết việc triển khai thí điểm bộ tài liệu nhằm tạo điều kiện cho các trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh có thêm lựa chọn đối với các phần mềm và tài liệu học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Theo đó, trong năm đầu tiên triển khai, mỗi quận, huyện sẽ chọn 2 trường tổ chức thực hiện. Tính đến thời điểm hiện tại, mới có 5 quận thực hiện gồm quận 1, 3, 9, Bình Thạnh, Tân Bình. Trong đó, có 6 trường triển khai ở khối lớp 1; 3 trường triển khai cả 3 khối lớp 1, 2, 3 với tổng số 2.474 học sinh đang theo học.

Cô Vương Thị Mai, giáo viên Trường Tiểu học Trương Quyền (quận 3), cho biết bộ sách mới ngoài ưu điểm có thêm nhiều hình ảnh minh họa đẹp, sinh động, phần dạy phát âm có thêm hướng dẫn mẹo phát âm qua hình vẽ miệng, lưỡi giúp học sinh nhớ lâu cách phát âm chuẩn. Ngoài ra, theo cô Lê Thị Ngọc Chi, chuyên viên tiếng Anh, Phòng GD-ĐT quận 3, việc sử dụng bộ sách đã góp phần vào việc đổi mới phương pháp giảng dạy từ dạy học truyền thống sang dạy học với các thiết bị công nghệ thông tin. Nội dung bài dạy ngoài việc bám sát khung chương trình của Bộ GD-ĐT còn mở rộng thêm một số kiến thức thực tế về văn hóa, đạo đức gần gũi với đời sống người dân Việt Nam như các ngày lễ, tết thiếu nhi, trung thu, bài học về văn hóa ẩm thực, an toàn giao thông… Bên cạnh đó, sách có nhiều hoạt động giúp học sinh làm quen với các dạng bài thi quốc tế như Cambridge, TOEFL Primary.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy tiếng Anh đang là một trong những mục tiêu TP hướng đến. Ảnh: MAI HẢI

Tuy nhiên, theo thầy Phạm Trí Thiện, chuyên viên tiếng Anh, Phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TPHCM, sở không quy định số bài dạy bắt buộc cho tất cả đơn vị. Thay vào đó, giáo viên sẽ tự điều chỉnh, cân nhắc số bài dạy dựa trên trình độ học sinh, chú trọng tổ chức cho học sinh làm việc nhóm và cá nhân. Riêng ở phần tổ chức trò chơi, theo thầy Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Giáo dục tiểu học Sở GD-ĐT TP, giáo viên phải làm tốt công tác quan sát lớp sao cho tất cả học sinh đều có việc để làm, không chỉ những học sinh lên bảng tham gia.

Trăn trở học phí

Bên cạnh ưu điểm, các giáo viên cũng chỉ ra một số hạn chế của bộ sách như khi kết hợp với phần mềm trực tuyến I-Learn Smart Start xảy ra tình trạng trùng lắp kiến thức do trình tự biên soạn giữa sách và phần mềm không thống nhất, giáo viên phải tự download tài liệu về máy tính để giảng dạy. Tranh, ảnh minh họa khi tải về có chất lượng hình ảnh không tốt, nếu in ra sẽ có kích thước nhỏ, không phù hợp với những lớp học có sĩ số học sinh đông. Ngoài ra, sách bài tập còn có ngữ liệu khá nhiều khiến mọi hoạt động khó triển khai hết trên lớp. Đối với tài liệu nghe trên đĩa CD, giáo viên phải tự cắt, điều chỉnh lại để học sinh nghe được nhiều lần trên lớp mà không phải lặp đi lặp lại các khẩu lệnh.

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là giá thành của bộ sách cũng như chi phí tham gia chương trình trực tuyến khiến các trường chưa thể mở rộng quy mô. Giải thích rõ hơn điều này, ông Bùi Hữu Phước, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), so sánh: “Mỗi học sinh trường tôi khi học chương trình tiếng Anh tăng cường chỉ đóng thêm 100.000 đồng/tháng để được học 2 tiết với giáo viên nước ngoài. Trong khi cũng với số lượng 2 tiết đó, các em phải đóng 320.000 đồng/học sinh/tháng khi học chương trình I-Learn”. Đồng quan điểm, đại diện nhiều đơn vị ở các quận, huyện ngoại thành cũng trăn trở về mức học phí “chưa hợp túi tiền”, khiến nhiều trường dù rất muốn nhưng chưa thể triển khai.

Chủ trương hiện nay của Sở GD-ĐT TPHCM là khuyến khích các đơn vị sử dụng nguồn kinh phí xã hội hóa để đa dạng hình thức học tập, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Song với việc chỉ đóng vai trò hướng dẫn, chỉ đạo về mặt chuyên môn, rõ ràng trái bóng trách nhiệm đã được đẩy sang các đơn vị. Thêm vào đó, trình độ giáo viên tiếng Anh hiện nay không đồng đều, quy định không cho điểm đối với học sinh tiểu học cũng khiến chất lượng dạy tiếng Anh mỗi nơi một kiểu. Do đó, về lâu dài cần có thêm nhiều hướng dẫn kiểm tra, sâu sát từ các cấp lãnh đạo để việc dạy tiếng Anh trở nên có hiệu quả. Riêng về mặt chi phí học tập, những người có trách nhiệm cho biết đang bắt tay vào biên soạn tài liệu học offline (không kết nối mạng Internet) với giá thành thấp hơn phần mềm trực tuyến, đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh ở các huyện vùng sâu, vùng xa, những nơi hạn chế về đường truyền Internet. Đây được xem là một trong những giải pháp trong nỗ lực phổ cập và nâng cao chất lượng học tiếng Anh mà TPHCM đang hướng đến.

MINH QUÂN- SGGPO

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu