Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 21/11/2024 21:47 (GMT +7)
Trục lợi bảo hiểm gần 110 tỷ đồng mỗi năm
Thứ 7, 12/09/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (QLGSBH)- Bộ Tài chính Doãn Thanh Tuấn cho biết, số vụ trục lợi bảo hiểm phát hiện đang gia tăng qua các năm.
Khách hàng giao dịch tại Bảo Việt Nhân thọ Điện Biên. Ảnh: Trần Việt- TTXVN |
Hành vi trục lợi xảy ra ở hầu hết các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm đang làm mất dần niềm tin của khách hàng, của nhà đầu tư vào doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH), ảnh hưởng đến chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo thống kê sơ bộ của DNBH, trong giai đoạn 2007 – 2014, tổng số vụ trục lợi bảo hiểm bị phát hiện và có bằng chứng cụ thể để từ chối chi trả bảo hiểm là gần 64.000 vụ, tăng trung bình 31,3%/năm.
Tổng số tiền trục lợi khoảng 850 tỷ đồng, trung bình gần 110 tỷ đồng/năm. Chưa kể đến số hồ sơ bồi thường có dấu hiệu trục lợi nhưng DNBH không có bằng chứng rõ ràng để từ chối chi trả nên vẫn thực hiện chi trả bảo hiểm.
Liên quan tới việc lấy ý kiến về Dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi). Bộ Tài chính vừa đề xuất hình sự hóa hành vi trục lợi bảo hiểm bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm nếu trục lợi từ 20 triệu đồng trở lên.Đến nay, dự thảo Bộ Luật hình sự (sửa đổi) đã được Chính phủ trình Quốc hội và gửi lấy ý kiến toàn dân, trong đó có quy định 10 tội danh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính (tăng 2 tội danh so với Luật năm 1999). Liên quan đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, dự thảo đã bổ sung mới tội danh về trục lợi bảo hiểm.
Theo đó, Điều 217 Dự thảo Luật quy định, người thực hiện hành vi làm sai lệch thông tin khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra, lập hồ sơ giả, hiện trường giả… nhằm chiếm đoạt số tiền từ 20 – 100 triệu đồng thì bị phạt tiền gấp từ 2 đến 3 lần số tiền đã chiếm đoạt hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm; phạt tù từ 5 đến 10 năm nếu trục lợi số tiền có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên hoặc tái phạm nguy hiểm.
TTXVN
Ý kiến ()