Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Sáu, 29/11/2024 01:46 (GMT +7)
Trung Quốc đề ra 5 nhiệm vụ lớn phát triển kinh tế xã hội
Thứ 3, 22/12/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Thủ tướng Lý Khắc Cường đã trình bày xu hướng chính sách kinh tế vĩ mô năm 2016 của Trung Quốc, đề ra công tác trọng điểm phát triển kinh tế xã hội năm tới. Việc trình bày trên diễn ra tại Hội nghị công tác kinh tế Trung ương tổ chức từ ngày 18-21/12 ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Khách hàng chọn mua hoa quả tại một cửa hàng ở Thượng Hải. Ảnh: AFP-TTXVN |
Cũng trong hội nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu quan trọng, tổng kết công tác kinh tế năm 2015, phân tích tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, đề ra công tác kinh tế năm 2016, trọng điểm là thực hiện yêu cầu kiến nghị quy hoạch “5 năm lần thứ 13”, thúc đẩy cải cách kết cấu, thúc đẩy phát triển kinh tế lành mạnh, bền vững.
Hội nghị cho rằng năm 2016 phát triển kinh tế xã hội của Trung Quốc đặc biệt là nhiệm vụ cải cách cơ cấu rất nặng nề; về chiến lược, phải kiên trì phát triển trong ổn định, nắm chắc tiết tấu và sức phát triển; về chiến thuật phải nắm chắc điểm then chốt, chủ yếu là nắm chắc 5 nhiệm vụ lớn.
Một là, tích cực giải quyết ổn thỏa tình trạng dư thừa công suất. Phải căn cứ vào biện pháp doanh nghiệp là chủ thể, chính phủ thúc đẩy, thị trường dẫn dắt, xử lý theo pháp luật, nghiên cứu định ra hệ thống chính sách đồng bộ toàn diện, xử lý ổn thỏa quan hệ giữa duy trì ổn định xã hội và thúc đẩy cải cách mang tính kết cấu…
Phải đề ra và thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính, thuế, xử lý tài sản xấu, đảm bảo đời sống, việc làm cho người thất nghiệp…
Hai là, giúp đỡ, hỗ trợ doanh nghiệp giảm giá thành. Phải triển khai hành động giảm giá thành cho doanh nghiệp trong nền kinh tế. Phải giảm giá thành giao dịch mang tính chế độ, trao quyền quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Phải giảm gánh nặng thuế cho doanh nghiệp, xóa bỏ các loại phí không hợp lý, tạo môi trường thuế công bằng…
Phải giảm phí bảo hiểm xã hội, giảm giá thành tài vụ doanh nghiệp, các bộ ngành tài chính tiền tệ phải tạo môi trường chính sách bình thường hóa lãi suất. Giảm giá điện, thúc đẩy cải cách thị trường hóa giá điện, hoàn thiện cơ chế liên động giá điện than. Phải giảm giá thành hậu cần, thúc đẩy cải cách thể chế lưu thông.
Ba là, hóa giải tồn kho bất động sản. Phải căn cứ vào yêu cầu đẩy nhanh nâng cao tỷ lệ thành thị hóa nhân khẩu hộ tịch, đi sâu cải cách chế độ nhà ở… mở rộng nhu cầu, tiêu hóa lượng tồn kho, ổn định thị trường bất động sản. Phải thực hiện phương án cải cách chế độ hộ tịch, cho phép những người không có hộ tịch đăng ký hộ khẩu tại nơi làm việc…
Phải phát triển thị trường cho thuê nhà ở, khuyến khích các nhà đầu tư là tư nhân hay tổ chức mua nhà thương mại tồn kho, trở thành nhà cung cấp nguồn nhà thị trường cho thuê, khuyến khích phát triển doanh nghiệp chuyên nghiệp hóa lấy cho thuê nhà ở làm nghiệp vụ kinh doanh chính.
Phải khuyến khích doanh nghiệp phát triển bất động sản điều chỉnh sách lược kinh doanh tiêu thụ thuận theo quy luật thị trường, giảm phù hợp giá nhà thương mại… và xóa bỏ những biện pháp hạn chế lỗi thời.
Bốn là, mở rộng nguồn cung cấp hiệu quả. Phải ủng hộ doanh nghiệp cải tạo kỹ thuật và đổi mới thiết bị, giảm gánh nặng nợ cho doanh nghiệp, đổi mới phương thức ủng hộ tài chính, nâng cao năng lực đầu tư cải tạo kỹ thuật của doanh nghiệp. Bồi dưỡng phát triển ngành nghề mới, đẩy nhanh đổi mới kỹ thuật, sản phẩm…
Phải nâng cao tính chính xác và tính hiệu quả trong đầu tư, thúc đẩy hình thành cơ chế vận hành kinh doanh và cơ chế đầu tư thị trường hóa, bền vững.
Phải tiếp tục làm tốt sản xuất nông nghiệp, đảm bảo cung cấp hiệu quả sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đảm bảo tăng trưởng ổn định thu nhập của nông dân, tăng cường xây dựng cơ sở hiện đại hóa nông nghiệp…
Năm là, phòng ngừa hóa giải rủi ro tài chính. Phải hóa giải hiệu quả rủi ro nợ chính quyền địa phương, cải cách biện pháp phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.
Phải tăng cường quản lý, giám sát toàn diện và quy phạm các hành vi huy động vốn, kiên quyết ngăn chặt xu thế huy động vốn phi pháp lan tràn, tăng cường cảnh báo, giám sát rủi ro, xử lý ổn thỏa các vụ án rủi ro…
Ý kiến ()