Chính quyền Trump từng cho biết Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ gặp ông Trump tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Mỹ) vào ngày 6-7/4, song phía Bắc Kinh chưa xác nhận thông tin này. Một nhà ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đang tìm cách “dự báo trước” về ông Trump.
EU vẫn lo ngại về đường hướng của đối tác thương mại lớn thứ hai của mình, bởi việc xuất khẩu thép ồ ạt của Trung Quốc, việc quân sự hóa các đảo ở Biển Đông và sự chuyển hướng sang chủ nghĩa độc đoán hơn của ông Tập Cận Bình. Song liên minh đang hướng tới một thỏa thuận đầu tư song phương để cho các công ty châu Âu dễ dàng hơn khi kinh doanh ở Trung Quốc và để gỡ bỏ những quy định phiền hà buộc họ phải chia sẻ công nghệ.
Theo Tập đoàn Rhodium, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào EU năm 2016 đã đạt hơn 35 tỷ euro (38 tỷ USD) tăng 77% so với năm 2015, trong khi đầu tư của EU ở Trung Quốc đã giảm trong năm thứ hai liên tiếp. Điều đó cho thấy sự bất cân bằng đầu tư giữa hai thị trường lớn nhất thế giới, trong đó, về phía EU, Anh là nước mà chính phủ đang rất hi vọng đạt được một thỏa thuận thương mại tự do với Trung Quốc sau khi London chia tay với khối này.
Một thỏa thuận đầu tư sẽ có thể bị chỉ trích chút ít ở châu Âu về mối quan hệ không cân bằng, song các cuộc đàm phán, đã bắt đầu từ năm 2013, đòi hỏi Bắc Kinh phải mở cửa các ngành nhạy cảm như công nghệ và dịch vụ tài chính cho các hãng tư nhân. Ngày 26/3, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên cho biết một số lớn các ngành sẽ được mở cửa, đồng thời nói thêm rằng “chúng tôi muốn Trung Quốc được đối xử công bằng ở nước ngoài”.
Một nhà ngoại giao Trung Quốc cho rằng EU đang “quá tham vọng”. Việc đề cập chính thức về hiệp ước Trung Quốc-EU được đề xuất này đã bị gạch bỏ khỏi báo cáo năm nay của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, mà theo các nhà ngoại giao, điều này có nguy cơ gây hiểu lầm thông điệp của Bắc Kinh. Joerg Wutte, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, nói: “Chúng tôi từng hi vọng bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình ở Davos sẽ đưa chúng ta đi từ những phát biểu về việc đối xử công bằng sang một cam kết thực sự để tiến hành đàm phán”.
Duncan Freeman, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Đại học châu Âu ở Bỉ, cho rằng hiệp ước đã đụng chạm tới những điều cơ bản về cách thức một nền kinh tế hoạt động. Ông nói: “Điều đó khiến phía Trung Quốc rất khó thảo luận”.
Ý kiến ()