Đến nay, đơn vị đã hoàn tất việc trùng tu, tôn tạo các hạng mục chính của hệ thống giếng máng này, như đường dẫn xuống giếng, bể lắng, máng dẫn nước, bể chứa và hệ thống mương dẫn nước sản xuất, bằng cách sắp xếp lại những viên đá mồ côi bị thiên nhiên tác động đã xê dịch khỏi vị trí của chúng; thay thế một số viên đá mồ côi khác đã bị vỡ…, đúng với nguyên trạng trước đây của các giếng.
Dự kiến, sau hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo kể trên, đơn vị thi công sẽ xây dựng hệ thống đường bê tông, bãi đỗ xe và biển chỉ dẫn để phục vụ du lịch tham quan hệ thống giếng cổ này.
Hệ thống 14 giếng cổ ở Gio An được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 2001. Từ tháng 10/2014 hầu hết các giếng cổ ở Gio An đều bị khô hạn bất ngờ. Người dân địa phương cho biết, từ trước đến nay chưa một giếng nào trong hệ thống 14 giếng cổ ở đây trở nên khô hạn như vậy. Trước đây nước giếng luôn chảy đầy ắp quanh năm, năm nào nắng hạn nhất mực nước cũng chỉ thấp hơn từ 10 đến 15cm.
Theo các nhà khảo cổ, nghiên cứu địa chất, lịch sử tỉnh Quảng Trị, hiện tượng khô hạn bất thường ở đây đã đặt ra rất nhiều vấn đề. Trong đó không loại trừ nguyên nhân các tầng địa chất đã bị đứt gãy do tác động của thiên nhiên và con người trong việc khai thác tài nguyên, khoáng sản ở khu vực này.
Ý kiến ()