Thứ Tư, 04/12/2024 15:31 (GMT +7)

Ứng dụng phương pháp Steam trong hoạt động giáo dục trẻ

Thứ 3, 03/12/2024 | 11:13:29 [GMT +7] A  A

Nhằm hướng dẫn các lớp tổ chức lồng ghép phương pháp giáo dục phương pháp giáo dục steam trong chương trình giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo. Trường Mẫu giáo Họa Mi đặt ra trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 cũng như các năm học tới. Năm học này, nhà trường có tổng số 05 lớp, 135 học sinh và là năm đầu tiên nhà trường triển khai ứng dụng phương pháp giáo dục Steam ở lớp 5 - 6 tuổi của trường.

Ứng dụng phương pháp Steam trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ

STEAM là phương pháp học tập chủ yếu dựa trên thực hành và các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, do đó trẻ được tiếp cận phương pháp giáo dục này có những ưu thế nổi bật như: kiến thức khoa học, kỹ thuật, công nghệ và toán học chắc chắn, khả năng sáng tạo, tư duy logic, hiệu suất học tập và làm việc vượt trội và có cơ hội phát triển các kỹ năng mềm toàn diện hơn.

Ứng dụng phương pháp STEAM trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ sao cho hiệu quả? Một giờ học được áp dụng phương pháp STEAM diễn ra như thế nào? Để giáo viên có thể hiểu rõ hơn những vấn đề, trăn trở đó Mẫu giáo Họa Mi đã tổ chức chuyên đề ứng dụng phương pháp STEAM  trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi với hoạt động Khám phá khoa học: “Trứng chìm trứng nổi”.

Các em khám phá qua trò chơi “Trứng chìm trứng nổi”

Cô giáo Lê Thụy Phương Thảo, Giáo viên trường Mẫu giáo Họa Mi cho biết: “Có thể thấy, phương pháp giáo dục STEAM cho trẻ mầm non đang đem lại một hướng đi mới, khác với phương pháp giáo dục truyền thống. Trẻ được thỏa sức chơi, học và thể hiện những kỹ năng và ý tưởng sáng tạo của mình trong từng hoạt động cụ thể. Nhờ đó, trẻ sẽ hào hứng và khám phá với việc học nhiều hơn. Đây thực sự là mô hình giáo dục mới, thiết lập môi trường học tập thoải mái và năng động dành cho trẻ trong trường mầm non.”

Trong hoạt động này trẻ đã có nhiều cơ hội trải nghiệm, với sự hướng dẫn của cô giáo, trẻ được tự mình tìm hiểu khám phá, qua đó phát huy năng lực cá nhân cũng như khả năng làm việc theo nhóm. Thông qua hoạt này giúp trẻ rèn luyện kỹ năng, chủ động, tự tin và sáng tạo. Sự đam mê, hứng thú trải nghiệm của các bé đã thể hiện rõ nét trên từng nét mặt trong hoạt động khám phá khoa học: “Trứng chìm trứng nổi”.

Cô giáo Trần Thị Ngọc Dung, Phó Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Họa Mi cho biết:  “Hoạt động giáo dục STEAM là các hoạt động mang tính thực hành và trải nghiệm với những bài học gắn liền với thực tiễn cuộc sống, hướng tới phát triển các kỹ năng, những năng lực phẩm chất cần có cho lực lượng lao động trong tương lai.”

Trong hoạt động này trẻ đã có nhiều cơ hội trải nghiệm

Hoạt động giáo dục STEAM của trường Mẫu giáo Họa Mi đã làm thoả mãn tính tò mò, khám phá tự nhiên của trẻ; Giáo viên có thể nhận ra khả năng tiềm ẩn, trí thông minh, thế mạnh và sự khác biệt về tính cách, năng lực của đứa trẻ; Thúc đẩy khả năng học tập suốt đời của trẻ được tốt hơn.

Lê Quang

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu