II. Những ai phải chụp ảnh và khi nào
1. Việc chụp ảnh chỉ áp dụng cho các thuê bao phát triển mới hoặc các thuê bao có thông tin không chính xác, phải đi đăng ký lại. Đối với các thuê bao mà doanh nghiệp có sở cứ là thông tin đã chính xác (ví dụ thuê bao trả sau, thuê bao chuyển từ trả sau sang trả trước, thuê bao mới đăng ký lại thông tin theo đúng qui định trong thời gian vừa qua) thì không cần chụp ảnh mà doanh nghiệp chỉ cần bổ sung ảnh chụp và doanh nghiệp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về điều đó.
2. Doanh nghiệp sẽ có 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực để rà soát CSDL của mình, thông báo cho các chủ thuê bao có thông tin sai với qui định tại Nghị định đến đăng ký lại (trong đó có việc chụp ảnh).
III. Việc đăng ký lại thông tin thuê bao nói chung trong đó có việc chụp ảnh có gây khó cho doanh nghiệp và người dân không ? Chính phủ đã đưa ra qui định gì tạo điều kiện thuận lợi cho qui định mới này ?
1. So với yêu cầu lấy vân tay của một số nước, thì qui định này tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân rất nhiều, vì việc đầu tư thiết bị và qui trình lấy, lưu trữ dấu vân tay phức tạp hơn nhiều so với việc chụp ảnh. Từ góc độ doanh nghiệp, qui định này là hoàn toàn khả thi vì việc chụp ảnh rất dễ dàng, đơn giản và nhanh gọn, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh, iPad, webcam, hoặc camera phù hợp.
2. Nghị định 49 cũng đã đưa ra một số qui định để tạo điều kiện hơn cho người dân trong việc đăng ký và đăng ký lại thông tin thuê bao, đặc biệt trong giai đoạn 12 tháng đầu kể từ khi Nghị định có hiệu lực. Ngoài việc thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông cố định như truyền thống thì doanh nghiệp có quyền thiết lập các điểm cung cấp dịch vụ lưu động để phục vụ tốt và nhanh hơn cho người dân.
Doanh nghiệp có thể triển khai các điểm lưu động tại các khu dân cư động người, toàn nhà chung cư, ủy ban nhân dân xã phường, trường học, bệnh viện, chợ phiên, …Trong giai đoạn 12 tháng đầu, đối với những thuê bao đang hoạt động có thông tin sai, doanh nghiệp có thể cử các nhân viên giao dịch đến trực tiếp gặp khách hàng để cập nhật lại thông tin và chụp ảnh mà không nhất thiết người sử dụng phải đến các điểm cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra, cá nhân được thực hiện giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho con đẻ hoặc con nuôi dưới 14 tuổi và những người thuộc quyền giám hộ của mình theo quy định của pháp luật, nghĩa là trẻ em hoặc người già có thể được bố mẹ hoặc con mình giao kết hợp đồng giúp.
3. Về trách nhiệm của doanh nghiệp viễn thông trong việc bảo đảm an toàn và bí mật thông tin thuê bao trong đó có ảnh chụp, trong Luật An toàn thông tin mạng và trong Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện đã có các qui định để điều chỉnh.
Doanh nghiệp viễn thông nếu tiết lộ thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ viễn thống sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng; nếu mua bán hoặc trao đổi thông tin cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 50-70 triệu đồng, và tùy theo mức độ vi phạm, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của Bộ Luật hình sự.
Các doanh nghiệp viễn thông rất ý thức được trách nhiệm này và đang triển khai các biện pháp để đảm bảo điều đó trong các quy chế hoạt động và qui trình quản lý thông tin thuê bao của mình
Việc triển khai CSDL thông tin thuê bao đầy đủ và đúng qui định thực sự nhằm mục đích bảo vệ ANQG, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ người dân. Bộ TT&TT kính mong toàn thể nhân dân hiểu và hợp tác vì lợi ích chung của quốc gia và của mỗi người./.
Ý kiến ()