Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 25/11/2024 04:21 (GMT +7)
Việt Nam có tốc độ tăng năng suất lao động cao nhất ASEAN
Thứ 7, 11/06/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Người lao động Việt Nam đã cải thiện về căn bản năng suất trong 15 năm qua, đó là nội dung quan trọng trong Báo cáo Triển vọng kinh tế: Đông Nam Á mới nhất của ICAEW quý 2/2016.
Theo đó, năng suất thuần (là năng suất được tính dựa trên mức cải tiến của chính ngành đó chứ không phải là những đóng góp năng suất từ việc chuyển đổi ngành) tăng 2,3% và năng suất chuyển đổi ngành chiếm 1,7%.
Các chuyên gia đều lạc quan với tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam.
Người lao động ở Đông Nam Á nhìn chung đã có một thành tích khá ấn tượng, với năng suất tăng 3% mỗi năm kể từ năm 2000 đến năm 2015. Con số này đã vượt qua tốc độ tăng trưởng 2% hàng năm của Mỹ Latinh và 1,44% của châu Phi. Không chỉ thế, sự chuyển đổi ngành (người lao động dịch chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất và dịch vụ), đô thị hóa cùng với sự gia tăng của người lao động trong “độ tuổi vàng” (25-54) đã trở thành những nhân tố chủ chốt của sự tăng trưởng năng suất trong khu vực, trừ Singapore.
Ông Priyanka Kishore, Cố vấn kinh tế của ICAEW và là nhà kinh tế hàng đầu của Oxford Economics cho biết: “Năng suất lao động của Việt Nam đã tăng trưởng một cách ấn tượng 4% trong 15 năm qua và sẽ đẩy nhanh tới 5% trong 5 năm tiếp theo, bỏ xa các nước láng giềng. Điều này sẽ được hỗ trợ bởi sự chuyển đổi ngành, đô thị hóa và số lượng ngày càng tăng cao của nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động chính. Tuy nhiên, sự tăng trưởng năng suất thuần tính riêng cho từng ngành của Việt Nam lại xếp dưới
nước láng giềng Đông Nam Á, tức là 6 nước láng giềng trong khu vực, ngoại trừ Singapore. Điều này nêu bật cơ hội dành cho Việt Nam để đầu tư vào các biện pháp cải thiện năng suất giúp nâng cao hiệu suất của mỗi người lao động”.
Ngoài ra, việc tiết kiệm chi tiêu cao trong các hộ gia đình đã góp phần cải thiện năng suất chung vì việc chuyển đổi ngành sẽ không khả thi nếu không có nguồn tài chính ổn định để đầu tư vào cả vật chất và con người. Mặc dù nguồn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các nền kinh tế ASEAN, phần lớn nguồn tài chính cho đầu tư kinh doanh – đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa – xuất phát từ tiết kiệm trong nước và cho vay. Điều này phần nào giải thích tại sao năng suất của ASEAN lại tăng nhanh hơn các khu vực có thu nhập trung bình khác.
Việc tăng nhu cầu trong nước và sự bùng nổ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) đang thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 6,5% bất chấp môi trường đầy thách thức của khu vực và toàn cầu. Tiếp tục đa dạng hóa các ngành công nghiệp xuất khẩu từ dầu, cà phê cho tới dệt may, điện tử và các ngành sản xuất khác cũng đã góp phần bảo vệ nền kinh tế khỏi giá cả hàng hoá xuống thấp. Phát biểu tại buổi lễ công bố bản báo cáo, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, T.S Trần Đình Thiên nhấn mạnh việc phải tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang những lĩnh vực có năng suất lao động cao hơn để duy trì tăng trưởng năng suất lao động, đồng thời nâng cao trình độ tay nghề của cá nhận người lao động.
Ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW: Đào tạo, phát triển và nâng cấp kỹ năng, đóng một vai trò thiết yếu trong việc tăng năng suất lao động của Việt Nam. |
Chia sẻ quan điểm đó, ông Mark Billington, Giám đốc khu vực Đông Nam Á của ICAEW cho biết: “Đào tạo, phát triển và nâng cấp kỹ năng cần phải đóng một vai trò thiết yếu nếu Việt Nam muốn duy trì con đường phát triển của mình cũng như cải thiện năng suất và khả năng làm việc của lực lượng lao động. Khi nền kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục đa dạng hóa, sẽ cần có một lực lượng lao động có tay nghề cao và một phần trong số đó đã tiến gần hơn đến một tiêu chuẩn toàn cầu về kiến thức, kỹ thuật, kỹ năng kinh doanh và đổi mới “.
Ý kiến ()