Thứ Bảy, 23/11/2024 10:45 (GMT +7)

Việt Nam muốn giảm sản xuất đường trong nước

Thứ 4, 25/05/2016 | 00:00:00 [GMT +7] A  A

Trong quy hoạch phát triển ngành mía đường đến năm 2020, Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 2 triệu tấn đường, giảm 100.000 tấn so với mục tiêu đặt ra trước đó.

Đây là những số liệu được đưa ra trong dự thảo Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng năm 2030 đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đưa ra lấy ý kiến.

viet nam muon giam san xuat duong trong nuoc hinh 0
Xe chở mía nguyên liệu đang chờ trước của một nhà máy mía đường. (Ảnh: TL)

Quyết định này dự kiến sẽ thay thế cho Quyết định 26/2007/QĐ-TTg ngày 15/7/2007 phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến năm 2010 và định hướng năm 2020. Theo Quyết định 26 này, đến năm 2020 sản lượng đường cả nước sẽ đạt 2,1 triệu tấn. Như vậy, so với dự thảo lần này, sản lượng đường mà Bộ NN&PTNT đưa ra giảm 100.000 tấn.

Theo Quyết định 26 này, đến năm 2020 sản lượng đường cả nước sẽ đạt 2,1 triệu tấn. Như vậy, so với dự thảo lần này, sản lượng đường mà Bộ NN&PTNT đưa ra giảm 100.000 tấn.

Về phần diện tích trồng mía, dự thảo vẫn giữ nguyên con số 300.000 héc ta. Theo đó, đến năm 2020, năng suất mía của Việt Nam là 72 tấn/héc ta, đến năm 2030 là 80-84 tấn/héc ta và lúc này lượng đường sản xuất trong nước đạt 2,7 triệu tấn. Trong dự thảo, Bộ NN&PTNT không muốn tăng thêm số lượng nhà máy mà chỉ nâng công suất các nhà máy mía đường hiện có. Hiện cả nước có 41 nhà máy mía đường các loại.

Theo Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), tính đến ngày 20/5, lượng đường sản xuất của các nhà máy trong cả nước vào khoảng 1,15 triệu tấn, trong đó, lượng đường tồn kho tại các nhà máy, công ty thương mại thuộc hội viên của VSSA là hơn 400.000 tấn.

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối, vụ mía đường 2014-2015, cả nước đã sản xuất được hơn 1,41 triệu tấn đường, giảm gần 178.300 tấn so với vụ mía trước. Năng suất mía nguyên liệu trung bình cả nước là 64 tấn/héc ta.

Nguyên nhân sản lượng giảm là do giá đường trong nước liên tục giảm, có lúc giá đường bán ra tại các nhà máy chỉ có trên 12.000 đồng/kg nên người trồng mia đã chuyển một số diện tích trồng mía sang cây trồng khác. Giá đường trong nước giảm một phần do giá đường trên thị trường thế giới, cụ thể là tại thị trường Luân Đôn, có thời điểm chỉ có 350 đô la Mỹ/tấn (giao kỳ hạn vào tháng 7/2015, thời điểm Việt Nam bắt đầu kết thúc vụ mía 2014/2015)./.
Theo Ngọc Hùng/Saigontimes

 

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu