Ông Steven Beck, Giám đốc Chương trình Tài trợ thương mại của ADB, phát biểu: “Với thỏa thuận này, ADB và OCB sẽ hỗ trợ các công ty xuất – nhập khẩu, gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thỏa thuận này sẽ giúp tạo ra tăng trưởng kinh tế và công ăn việc làm”.
Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn nằm trong số năm thị trường tích cực nhất trong tổng cộng 20 thị trường đang phát triển, nơi mà Chương trình TFP được triển khai. Tới nay, chương trình đã thực hiện 4.479 giao dịch, hỗ trợ các hoạt động thương mại trị giá hơn 6,9 tỷ đôla ở Việt Nam. Trong số đó, khoảng 75% là tài trợ thương mại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng và tích cực nhất của Chương trình Tài trợ Thương mại, và việc ký kết thỏa thuận này đã bổ sung cho thành tích đáng kể trong hỗ trợ thương mại của chương trình tại Việt Nam”, ông Santosh Pokharel, Giám đốc quan hệ khách hàng của Chương trình Tài trợ Thương mại cho Việt Nam, phát biểu.
Theo ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục gia tăng từ năm 2012 – tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,7% trong năm 2015, mức cao nhất trong vòng bảy năm qua – được thúc đẩy bởi làn sóng gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài và sản xuất phục vụ xuất khẩu. Tuy nhiên, ít nhất 70% GDP của Việt Nam được tạo ra tại các đô thị và những thách thức to lớn trong phát triển vẫn còn, nhất là để bảo đảm tăng trưởng đồng đều hơn.
Ví dụ, tiếp cận tài trợ thương mại của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn rất hạn chế bởi lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam chưa phát triển cao như các thị trường khác trong khu vực. Do đó, các ngân hàng quốc tế hầu như không hào hứng với việc chấp nhận rủi ro với các ngân hàng Việt Nam.
Đồng thời, với việc cung cấp các khoản vay và bảo lãnh tại Việt Nam, Chương trình TFP sẽ tiến hành các hội thảo và hội nghị chuyên đề nhằm tăng cường hiểu biết và chuyên môn về tài trợ thương mại, từ đó giúp hỗ trợ nhiều hơn cho các công ty xuất khẩu và nhập khẩu ở Việt Nam./.
Ý kiến ()