Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 30/11/2024 19:49 (GMT +7)
Cảnh báo nguy cơ từ việc đeo khẩu trang không ôm khít
Thứ 4, 16/09/2020 | 16:03:00 [GMT +7] A A
Một nghiên cứu mới công bố đã kêu gọi giới chức y tế các nước chủ động thực hiện kiểm tra thiết bị y tế, sau khi chỉ ra các nhân viên chăm sóc sức khỏe và đội ngũ y tế các nước châu Á có thể không được dùng những khẩu trang vừa mặt và điều này làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Melbourne, bang Victoria, Australia.
Ảnh: AFP/TTXVN
Báo cáo đăng tải trên tạp chí Anaesthesia đã tổng hợp nhiều nghiên cứu sử dụng những phương thức khác nhau để đánh giá các khẩu trang lọc khuẩn như N95 và FFP2 mà các nhân viên y tế sử dụng trong các điều kiện nguy cơ lây nhiễm cao.
Các tác giả cho biết để đảm bảo một chiếc khẩu trang không bị lọt khí chưa lọc khuẩn thì điều kiện đầu tiên là khẩu trang phải vừa khuôn mặt người đeo. Điều kiện này đặc biệt quan trọng trong ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm các loại virus có nguồn gốc từ động vật. Tuy nhiên, các bệnh viện do thiếu thời gian và nguồn lực để thực hiện các cuộc kiểm tra thiết bị y tế thường xuyên nên thường để các nhân viên tự đánh giá những thiết bị họ sử dụng.
Đồng tác giả của báo cáo, Giáo sư Britta von Ungern-Sternberg từ Đại học Tây Australia, khẳng định khẩu trang lọc khuẩn chỉ có tác dụng ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm virus khi ôm khít khuôn mặt của người dùng. Khi đeo khẩu trang mà vẫn có khe hở thì tác dụng bảo hộ giảm vì luồng khí chưa được lọc khuẩn sẽ lọt vào bên trong.
Báo cáo cũng dẫn lại kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy trong các kiểm tra về độ vừa của khẩu trang, chỉ có 85% phụ nữ đeo khẩu trang vừa khít ở mức độ cao nhất, trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 95%. Nam giới cũng dễ tìm được khẩu trang thích hợp ngay trong lần thử đầu tiên hơn so với nữ giới.
Báo cáo cũng tổng hợp một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đeo khẩu trang vừa khít ngay lần đầu đặc biệt thấp ở nữ giới châu Á, với chỉ 60%. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ít nhất 3/4 lực lượng nhân viên y tế là phụ nữ.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Những nhân viên y tế là những người có nguy cơ lây nhiễm virus cao hơn nhiều so với những nhóm khác. Báo cáo lưu ý việc kiểm tra đầy đủ các loại khẩu trang thường là một điều kiện cơ bản nhưng tình trạng thiếu trang thiết bị và áp lực thời gian trong đại dịch đã khiến giới chức y tế không thể đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm tra.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí The Lancet Public Health hồi tháng 7 chỉ ra rằng ở thời điểm dịch COVDI-19 mới bùng phát, tỷ lệ nhận kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV- 2 ở nhóm nhân viên y tế tuyến đầu tại Anh và Mỹ cao gấp 3 lần so với tỷ lệ trung bình toàn dân. Những nhân viên y tế tuyến đầu nói rằng họ không được trang bị các phương tiện bảo hộ phù hợp – như khẩu trang, găng tay và áo choàng – có nguy cơ dương tính với virus cao hơn 30% so với những người nói họ được trang bị đầy đủ.
https://baotintuc.vn/suc-khoe/canh-bao-nguy-co-tu-viec-deo-khau-trang-khong-om-khit-20200916135607241.htm
Ý kiến ()