Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Bảy, 23/11/2024 02:56 (GMT +7)
Chăm sóc vườn cây ăn trái trong mùa hạn mặn
Thứ 5, 28/03/2024 | 10:35:38 [GMT +7] A A
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mùa khô năm 2023 - 2024 xuất hiện sớm, cao hơn trung bình nhiều năm và cùng kỳ năm 2023 tại các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Để ứng phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, nông dân cần có những giải pháp trước mắt và lâu dài nhằm bảo vệ vườn cây ăn trái, hạn chế tối đa mức thiệt hại khi xâm nhập mặn xảy ra diện rộng.
Long An có diện tích trồng cây ăn trái hơn 26.550 hecta; chủ yếu là chanh, mít, khóm, thanh long… Do đó, nhu cầu tưới tiêu là khá lớn; dự báo trong mùa khô năm nay có khoảng gần 4.600 hecta đất trồng cây ăn trái trên toàn tỉnh có khả năng bị ảnh hưởng bới hạn, xâm nhập mặn. Trước tình hình hạn - mặn diễn biến phức tạp, bà con cần sử dụng hiệu quả và tiết kiệm lượng nước tưới, dao động từ 0,4 đến 5,3 m3/1 cây; đồng thời, chủ động dữ trữ nước tưới và sử dụng hệ thống tưới phun sương, tưới nhỏ giọt nhằm giảm bốc - thoát hơi nước.
Trong gian đoạn khô hạn và thiếu nước tưới, các hộ trồng cây ăn trái không nên xử lý cho cây ra nhiều hoa, nếu không đảm bảo được lượng nước tưới tiêu trong suốt thời gian sinh trưởng phát triển của cây; nên tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa - trái. Tăng cường bón phân hữu cơ và đậy gốc, duy trì độ ẩm cho cây trồng.
Khi cây ăn trái bước vào thời điểm nhiễm mặn, chỉ tưới tối thiểu để cây không bị héo và mặt đất không khô nứt, nên kéo dài thời gian giữa 2 lần tưới, giảm số lần tưới và lượng nước tưới. Đối với một số cây mẫn cảm với mặn như: sầu riêng, chuối, đu đủ, chanh dây… không tưới cây, khi nồng độ mặn vượt ngưỡng trên 0,5%.
Anh Thư – Vĩnh Hưng
Ý kiến ()