Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 28/11/2024 03:40 (GMT +7)
Chuyên gia lý giải việc nhiều người trẻ nghiện mạng xã hội
Thứ 7, 13/01/2018 | 09:38:00 [GMT +7] A A
VOV.VN – Kết quả khảo sát của ngành giáo dục cho thấy, có đến hơn 97% trong số 424 học sinh từ 15 đến 18 tuổi đang sử dụng mạng xã hội.
Hiện nay, chưa có mã bệnh nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại thông minh, nghiện máy tính nối mạng Internet. Tuy nhiên, ngày càng nhiều bạn trẻ phải nhập bệnh viện tâm thần điều trị bệnh trầm cảm, hoang tưởng vì chứng nghiện mạng xã hội, sử dụng điện thoại liên tục nhiều giờ.
Điều này khiến nhiều người không khỏi người giật mình vì thói quen “ôm” điện thoại, máy tính, vào mạng xã hội đã trở nên phổ biến ở cả trẻ em lẫn người lớn.
Phóng viên VOV phỏng vấn bác sỹ Lê Thị Thu Hà, Trưởng phòng điều trị nghiện chất, Viện Sức khỏe và tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai về vấn đề này.
PV: Thưa bác sỹ, qua thực tế điều trị bệnh nhân, bác sỹ thấy có mối liên quan nào giữa bệnh trầm cảm và chứng nghiện facebook cũng như nghiện sử dụng máy tính, điện thoại thông minh?
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà: Hiện nay, chúng ta vẫn đang nghiên cứu mối liên quan giữa việc rối loạn sử dụng face (nghiện facebook) dẫn đến rối loạn tâm thần như thế nào. Hay bản thân bệnh nhân có tiềm tàng về tâm thần dẫn đến nghiện facebook.
Hiện chúng tôi chưa có nghiên cứu nào về những đối tượng trầm cảm và số lượng giờ sử dụng facebook của họ như thế nào?
Chẳng hạn như thời gian tối đa sử dụng khoảng 1 giờ/ngày, những đối tượng đó sử dụng bao nhiêu. Rất khó để thống kê được việc người bệnh sử dụng facebook hay không? Họ không trả lời chính xác vì chỉ trả lời tôi sử dụng điện thoại, điện thoại thông minh, máy tính có nối mạng bao nhiêu giờ một ngày, chứ riêng gì facebook.
PV: Bác sỹ lý giải như thế nào việc có nhiều người nghiện facebook đến mức cầm điện thoại, ngồi máy tính suốt cả ngày?
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà: Chúng tôi vẫn nghĩ rằng nét tính cách trầm cảm và việc tự hạ thấp bản thân liên quan đến việc sử dụng và nghiện facebook.
Đó là khi lên mạng xã hội, bạn không biết mặt mũi ra sao nhưng lên đó bạn nói bạn xinh cũng không sao… Khi ở ngoài đời thấy tự ti, khi lên mạng bạn rất muốn thể hiện và rất tự tin vì nó ảo.
Muốn giúp con em mình đỡ nghiện facebook, mình nên hướng dẫn con dùng thời gian đó để hoàn thiện bản thân, để tự tin hơn, đỡ nét tính cách trầm cảm đó hơn sẽ dễ thoát ra tình cảnh nghiện facebook quá nhiều hoặc rối loạn nghiện facebook.
PV: Vậy khi có những dấu hiệu nào thì được coi là nghiện facebook, thưa bác sỹ?
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà: Dùng facebook, thứ nhất là phải xem dùng với mục đích gì? Nếu bạn dùng mà không giải thích được mục đích gì – vấn đề cần lưu tâm.
Đã có tài liệu nói rằng, giới hạn sử dụng nên 1 tiếng/1 ngày, có tài liệu nói sử dụng 3 tiếng là không nên. Riêng tôi, luôn khuyên các cháu là cố gắng dưới một tiếng một ngày và hạn chế. Có thể thứ 7, chủ nhật thì nhiều hơn một chút.
6 dấu hiệu sau cho thấy con bạn nghiện facebook. Đó là khi bạn đã cố gắng cắt giảm facebook mà không thành công, cảm thấy có một sự thúc giục sử dụng ngày càng nhiều hơn. Bạn hoặc con em bạn cảm thấy bồn chồn, cảm thấy rắc rối khi bị cấm sử dụng facebook.
Bạn sử dụng facebook quá nhiều dẫn đến có tác động đến việc học tập, công việc của bạn thì đó là những dấu hiệu mà bạn đang có vấn đề với facebook và nên đi kiểm tra để được tư vấn, hỗ trợ. Trước hết là người thân trong nhà vào cuộc giúp đỡ, sau là đưa đến những nhà tâm lý nếu có.
PV: Vậy, nghiện facebook và nghiện game có khác nhau không, thưa bác sỹ?
Bác sỹ Lê Thị Thu Hà: Cơ bản giữa nghiện game và nghiện facebook không khác nhau vì thường là họ chơi game online, mà facebook cũng là online.
Tuy nhiên, các hình thái khác nhau của nghiện mạng xã hội và game là game có tính chất tranh đấu, ganh đua, còn facebook lại mang tính chia sẻ. Thế nên những người cởi mở thường thích facebook hơn.
PV: Vâng, xin cảm ơn bác sỹ!./.
Văn Hải/VOV-Trung tâm Tin
Ý kiến ()