Thứ Bảy, 30/11/2024 11:30 (GMT +7)

Điểm sáng công nghiệp Việt Nam 2017

Thứ 7, 30/12/2017 | 22:26:00 [GMT +7] A  A

Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp năm 2017.

Điểm sáng công nghiệp Việt Nam 2017

Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp năm 2017.

GIẢM PHỤ THUỘC VÀO KHAI THÁC TÀI NGUYÊN

Điểm đáng chú ý là mặt hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam hiện nay đã có mặt tại hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh những thị trường truyền thống, thời gian qua, ngành rau quả cũng tích cực mở mới nhiều thị trường, đặc biệt là những thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Australia, New Zealand…

Với định hướng tái cơ cấu mô hình tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam, lấy công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kết quả cho thấy, chỉ số sản xuất của ngành khai khoáng giảm sâu 7,1% so với cùng kỳ năm 2016, làm giảm 0,54 điểm phần trăm của mức tăng chung, đây là mức giảm sâu nhất từ năm 2011 trở lại đây, chủ yếu do sản lượng dầu thô khai thác giảm hơn 1,6 triệu tấn so với năm trước; sản lượng khai thác than cũng chỉ đạt 38 triệu tấn, giảm hơn 180.000 tấn.

Công nghiệp khai khoáng

ĐỘNG LỰC TĂNG TRƯỞNG

Sản xuất nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo là điểm sáng dẫn dắt tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp với xu hướng tăng trưởng tháng sau cao hơn tháng trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2017 của nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 14,5% so cùng kỳ (cùng kỳ chỉ tăng 11%), trong bối cảnh ngành khai khoáng giảm và là nhóm đóng vai trò quan trọng, là động lực chính trong tăng trưởng của toàn ngành.

Công nghiệp chế biến chế tạo

Có thể nói, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành (tăng cao hơn 3,4 điểm phần trăm so với mức tăng của cùng kỳ năm 2016 so với 2015 và cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức tăng của 10 tháng năm 2017).

Biểu đồ tốc độ tăng chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chế tạo năm 2012-2017

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 11 tháng tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2016 (cùng kỳ năm trước tăng 8,4%). Tiêu thụ của ngành thuận lợi và có xu hướng tăng dần về cuối năm, hầu hết các ngành thuộc nhóm ngành công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng trưởng tiêu thụ cao hơn so với cùng kỳ, nhiều ngành đạt tăng trưởng ở mức 2 con số, điển hình như sản xuất dệt, sản xuất kim loại, sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu, sản xuất da và các sản phẩm có liên quan, sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic…

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/12/2017 tăng 8% so với cùng thời điểm năm trước, là mức tồn kho thấp nhất trong nhiều năm qua. Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 11 tháng năm 2017 là 65,9% (cùng kỳ năm trước là 66,1%). Xét từng ngành thuộc nhóm cho thấy, đây là mức tăng tồn kho hợp lý, phù hợp với tình hình sản xuất, tiêu thụ của ngành và là mức tồn kho theo kế hoạch.

ĐƯƠNG ĐẦU THÁCH THỨC LỚN

Theo các chuyên gia kinh tế, những kết quả trong hoạt động sản xuất công nghiệp trong năm 2017 cho thấy những giải pháp thúc đẩy hỗ trợ sản xuất thời gian qua của Bộ Công Thương đã phát huy tác dụng. Tuy nhiên, cùng với tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ để chủ động cung cấp nguyên liệu cho sản xuất, các chuyên gia cho rằng, phải đặc biệt quan tâm đến đầu tư công nghệ cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (trong đó có công nghiệp chế biến thực phẩm) nếu muốn nâng cao chất lượng và có giá thành cạnh tranh hơn.

TS. Lưu Bích Hồ: “Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp chế biến chế tạo phải đương đầu với một thách thức rất lớn với xu hướng bảo hộ hàng hóa tại các thị trường đang ngày tăng cao”

TS Lưu Bích Hồ cho rằng, công nghiệp chế biến chế tạo trong đó có cả vai trò của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI. Samsung chỉ là một đột phá trong một thời gian nhất định vì có sản phẩm mới nhưng tất cả các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của nước ta đang có khởi sắc để có thể đóng góp tích cực, đồng đều hơn nữa.

“Nếu phải nhập khẩu nguyên liệu để gia công cho sản xuất để bán và xuất khẩu trong thời điểm này là cần thiết, khi nào Việt Nam có được công nghiệp hỗ trợ để sản xuất ra được nguyên vật liệu thay thế nguồn nhập khẩu mới phải hạn chế và hiện nay việc nhập khẩu vẫn đang ở trong phạm vi cho phép. Trong bối cảnh hiện nay, công nghiệp chế biến chế tạo phải đương đầu với một thách thức rất lớn với xu hướng bảo hộ hàng hóa tại các thị trường đang ngày tăng cao”

Nhận thức và các vấn đề về thể chế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam thời gian gần đây đã có những điểm nhấn khá tích cực. Nhận thức của các nhà lãnh đạo về công nghiệp hỗ trợ đã được nâng lên và nhu cầu về công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đã được khẳng định khá rõ.

Theo TS. Nguyễn Minh Phong, Việt Nam đã có các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ mới cao cấp và nằm được trong chuỗi liên kết quốc tế như có khoảng 29 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp Samsung; 2 sản phẩm sản xuất tại Việt Nam tham gia vào dây chuyền lắp ráp máy bay Boeing của Mỹ…

TS. Nguyễn Minh Phong: “Cần nâng cấp và hoàn thiện hơn thể chế về công nghiệp hỗ trợ bao gồm các nghị định nhưng vẫn cần nâng lên thành Luật hoặc hình thức pháp lý cao và chắc chắn hơn nữa để khẳng định quyết tâm và định hướng phát triển này”.

“Chúng ta đã xây dựng và hoàn thiện từng bước quy hoạch và chiến lược công nghiệp hỗ trợ thể hiện rất rõ trong quy hoạch của Bộ Công Thương kèm theo đó là những chính sách cần thiết”, TS. Nguyễn Minh Phong cho hay.

LIÊN KẾT ĐỂ PHÁT TRIỂN

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Tuệ Anh – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương khuyến nghị: Trong tất cả các định hướng tới đây, công nghiệp chế biến thực phẩm vẫn là vấn đề quan trọng. Để phát triển bền vững ngành này cần phải nâng cao được công nghệ. Nông nghiệp và công nghiệp cần phải liên kết để sản xuất tạo thành chuỗi, tập trung vào các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.

Công nghiệp chế biến thực phẩm

TS. Nguyễn Tuệ Anh: “Nông nghiệp và công nghiệp cần phải liên kết để sản xuất tạo thành chuỗi, tập trung vào các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn”

Rất nhiều yêu cầu cần phải đạt được trong việc tái cơ cấu công nghiệp giai đoạn 2016 – 2020, đó là làm sao để nâng cao tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp, để từng ngành, từng lĩnh vực phải hoạt động có hiệu quả và liên kết với nhau, để đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa gắn với công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới.

“Việc tái cơ cấu công nghiệp ở nước ta diễn ra khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với khoa học và công nghệ đang bùng nổ trên thế giới là “áp lực” nhưng cũng chính là “động lực” để đổi mới” – Ông Dương Duy Hưng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương khẳng định, đây là nội dung quan trọng được Bộ Công Thương triển khai thực hiện và tập trung lấy ý kiến rộng rãi trong năm 2017./.

Ý kiến ()

0 / 500 ký tự
Guest
Đang tải dữ liệu