Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Tư, 27/11/2024 21:40 (GMT +7)
Mỹ trong cuộc đua đến Bắc Cực
Thứ 4, 09/09/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Bắc Cực đang trở thành một khu vực có vị trí địa chính trị ngày càng quan trọng và Mỹ đang gấp rút để bảo vệ yêu sách của mình tại đó.
Tàu phá băng của Nga tại Bắc Cực. |
Sự biến đổi khí hậu đã tác động đến các khu vực trước đây không thể tiếp cận. Dự báo tới những năm 2030, phần lớn băng ở Bắc Cực sẽ tan chảy. Mặc dù sự tan chảy này có thể gây thiệt hại cho các nơi khác, nhưng lại giúp cho hoạt động vận tải trên các tuyến đường biển phía Bắc và tuyến phía Tây Bắc trở nên nhộn nhịp hơn. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác khoáng sản, đánh bắt cá, quân sự, nghiên cứu và thương mại tại khu vực này cũng sẽ gia tăng. Theo khảo sát của Mỹ năm 2008, tiềm năng dầu và khí tự nhiên ở Bắc Cực có thể khai thác sẽ chiếm tới 25% trữ lượng trên thế giới.
Tuy nhiên, Mỹ hiện không phải là quốc gia duy nhất tìm đến Bắc Cực. Một số quốc gia khác cũng đang cố gắng để tăng cường sự hiện diện của họ ở khu vực này. Số lượng các nước tìm kiếm tư cách “quan sát thường trực” tại Hội đồng Bắc cực gia tăng là một minh chứng. Tháng 5/2013, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Italy và Ấn Độ đã được công nhận tư cách quan sát thường trực tại Hội đồng này.
Tuy nhiên, năng lực của Mỹ ở khu vực này rõ ràng vẫn còn nhiều hạn chế. Hạn chế lớn nhất có lẽ là khả năng phá băng, điều tối quan trọng trong việc tiếp cận Bắc Cực. Nga hiện có tới 41 tàu phá băng trong khi Mỹ chỉ có 3 chiếc và 1 trong số đó không hoạt động. Bên cạnh đó, Mỹ cũng thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết để có thể duy trì sự hiện diện ở Bắc Cực. Mỹ hiện chưa có cảng biển ở phía Bắc eo biển Bering, thiếu phương tiện hỗ trợ cho những nỗ lực tìm kiếm, cứu hộ và giám sát môi trường. Lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ cũng đã đề xuất Washington tăng cường năng lực hoạt động tại Bắc Cực nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện do khó khăn về ngân sách.
TTXVN
Ý kiến ()