Các doanh nghiệp hàng đầu xem việc số hóachuỗi cung ứng không chỉ đơn giản là một cơ hội nâng cao hiệu quả kinh doanh hiện tại mà còn là đòn bẩy giúp doanh nghiệp giảm thời gian đưa hàng hóa ra thị trường và xây dựng một chuỗi cung ứng với khả năng phản ứng nhanh chóng trước những thay đổi nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, tại diễn đàn tối ưu hóa chuỗi cung ứng mới đây, theo Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh, việc ứng dụng số hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam còn chậm 90% doanh nghiệp Việt Nam vừa và nhỏ.
Ông Lê Ngọc Quang, Giám đốc tư vấn giải pháp quản trị Công ty Kiểm toán BDO Việt Nam, một số những công nghệ đột phá có thể kể đến là internet vạn vật (IoT), điện toán đám mây và tối ưu hóa thông qua mô phỏng chuỗi cung ứng.
Trong bối cảnh của nền công nghiệp 4.0 đang diễn ra, một số bắt đầu ứng dụng robot, phương tiện tự vận hành và điều khiển từ xa để tự động hóa nhiều công đoạn trong sản xuất và logistics. Một số công ty công nghệ và công nghiệp hàng đầu đã xây dựng các nhà máy sản xuất hoàn toàn tự động, nơi mọi hoạt động từ việc vận chuyển nguyên vật liệu đến sản xuất, quản lý chất lượng và phân phối đến kho thành phẩm đều được tự động hóa.
Ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch Viện nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: Hiện nay, việc tổ chức chuỗi cung ứng còn nhiều bất cập là vì quan hệ giữa các bộ phận dịch vụ khách hàng, phát triển sản phẩm, chuỗi cung ứng bao còn chưa được liên kết chặt chẽ. Xu hướng công nghệ trọng yếu đang có tầm ảnh hướng mạnh mẽ thay đổi thế giới nói chung, và các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng nghiệp nói riêng. Trong năm 2018 và các năm tới sẽ có nhiều doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số hóa chuỗi cung ứng để tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thiểu sai sót, chống gian lận, lừa đảo đến tăng cường năng lực huy động vốn và tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý.
Ý kiến ()