Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Hai, 25/11/2024 09:32 (GMT +7)
Tân Thạnh: Cây sầu riêng bén duyên trên vùng đất phèn
Thứ 2, 27/12/2021 | 12:13:00 [GMT +7] A A
Thời gian qua, huyện Tân Thạnh luôn quan tâm đẩy mạnh công tác chuyển đổi cây trồng phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, huyện đã phát huy lợi thế của khu đê bao khép kín ở ấp Bằng Lăng xã Tân Lập,tập trung chuyển đổi nhiều loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như sầu riêng. Đây cũng là loại cây trồng tương đối khó tính, ưa đất phù sa nhưng lại bén duyên trên vùng đất Đồng Tháp Mười.
Toàn huyện có khoảng 95 hecta đất trồng sầu riêng (giống Monthon và Ri6) đang phát triển rất tốt. Hiện sầu riêng được từ 3 – 6 năm, trong đó có khoảng 10 ha đang cho trái. Nhờ mạnh dạng ứng dụng khoa học kỹ thuật nên một số nông dân đã mạnh dạn lấy trái chiến từ năm thứ tư và xử lý cho trái nghịch mùa từ năm thứ năm nhưng vẫn cho trái to, đẹp, đạt năng suất và bán với giá cao. Ông Nguyễn Văn Cương ở ấp Bằng Lăng, xã Tân Lập là người đầu tiên mạng dạn thực hiện xử lý sầu riêng cho trái nghịch mùa đạt hiệu quả và đang được nhiều đến tham quan học hỏi. Gia đình ông canh tác 2 hecta với 300 gốc sầu riêng, trong đó có 210 gốc (giống Monthon và Ri6) đang cho trái nghịch mùa với năng suất khá cao. Hiện tại, gia đình ông đã thu hoạch 60 gốc Ri6 được 2 đợt tráivới năng suất hơn 2,5 tấn, bán với giá 62 ngàn đồng/kg (tùy đợt). Còn số sầu riêng Monthon cũng đang chuẩn bị thu hoạch, đã được thương lái đặt cọc thu mua hết. Bình quân mỗi vụ sẽ thu hoạch từ 2 – 3 đợt trái, ước tính mỗi cây đạt khoảng từ 80 – 100 kg/vụ, nếu với giá cao ổn định như hiện tại thì 1 cây sầu riêng sẽ cho thu nhập từ 5 – 8 triệu đồng/vụ (tùy giống). Ông Cương cũng cho biết, nhờ chịu khó tiềm tòi học hỏi và mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật nên việc canh tác cũng khá thuận lợi, có thể trong 3 năm sẽ lấy lại vốn. Hiện tại, gia đình cũng đang nghiên cứu hình thức canh tác phù hợp và có phối hợp với chính quyền địa phương làm cầu nối phát triển du lịch vườn với những nông dân khác để thực khách đến tham quan học hỏi và thưởng thức trái cây miệt vườn.
Ông Trần Văn Bưởi Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện cho biết: Qua đánh giá bước đầu thì năng suất và chất lượng trái sầu riêng nơi đây không thua các vùng chuyên canh nơi khác nhưng tuổi thọ sầu riêng khoảng 20 năm nên cần phải theo dõi, đánh giá mức độ hiệu quả đối với vùng đất phèn như vùng Đồng Tháp Mười. Theo nhu cầu phát triển của người dân thì ngành chuyên môn cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình canh tác, thiết kế vườn và hệ thống tưới tiêu phù hợp với điều kiện diện tích canh tác. Tuy sầu riêng có giá trị kinh tế cao nhưng chi phí cũng rất cao và có nhiều bệnh nên người dân cần nắm vững kỹ thuật và chuyển đổi theo khả năng kinh tế của gia đình, tránh việc chuyển đổi ồ ạt.”
Được biết, toàn huyện Tân Thạnh hiện có gần 2.000 cây ăn quả, trong đó có khoảng 1.700 ha trồng chuyên canh cây ăn trái các loại, nhiều nhất là cây mít với hơn 1.500 ha. Nhìn chung, công tác chuyển đổi cây trồng của huyện tương đối hiệu quả. Dù thời gian qua, giá trái cây trên thị trường cũng có thời điểm bấp bênh nhưng so với lúa thì lợi nhuận vẫn cao hơn.
Theo kế hoạch đến năm 2025, toàn huyện sẽ phát triển 5.000 ha diện tích đất lúa sang trồng cây ăn quả các loại và trung bình mỗi năm sẽ xây dựng 02 mô hình cây ăn quả đạt hiệu quả kinh tế, mỗi mô hình có từ 10 ha trở lên với diện tích liền kề và trồng tập trung. Khu vực thực hiện trong đê bao khép kín, trạm bơm điện kiểm soát lũ, đủ điều kiện phát triển cây lâu năm như: sầu riêng, mít, chanh, bưởi, cam, mãng cầu (na),… đảm bảo cây giống đạt chuẩn, sạch bệnh, rõ nguồn gốc.
Khuyến khích nông dân xây dựng hệ thống tưới thông minh, tiết kiệm nước; sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học trong canh tác để nâng cao chất lượng sản phẩm và thực hiện ghi chép nhật ký sản xuất để hoạch toán kinh tế và truy nguyên nguồn gốc, nhằm đảm bảo cho công tác chuyển đổi cây trồng trên địa bàn huyện phát triển bền vững./.
Duy Thanh
Ý kiến ()