Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 24/11/2024 06:56 (GMT +7)
Tân Thạnh tổng kết mô hình sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao vụ Thu Đông năm 2023
Thứ 4, 26/07/2023 | 10:57:35 [GMT +7] A A
Chiều ngày 25/7/2023, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Tân Thạnh phối hợp với UBND xã Kiến Bình tiến hành tổng kết mô hình sản suất lúa ứng dụng công nghệ cao tại ấp Bảy Mét, xã Kiến Bình.
Mô hình được triển khai thực hiện trong vụ Thu Đông năm 2023, có 19 hộ nông dân trong ấp Bảy Mét tham gia, mô hình thực hiện với trên 56 ha. Trong đó, có 03 giống lúa được sử dụng OM18, IR4625, Đài thơm 8.
Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 20% giống lúa cấp xác nhận 100kg/ha, phân hữu cơ (bón lót) 10kg/ha và phân Ure chậm tan 100kg/ha. Tham gia mô hình, nông dân phải áp dụng đồng bộ kỹ thuật sản xuất và các biện pháp phòng trừ dịch hại IPM để giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, chăm sóc đến khi thu hoạch; thực hiện kỹ thuật tưới nước ngập khô xen kẻ, không đốt rơm rạ và các kỹ thuật đồng bộ khác để giảm phát thải khí nhà kính; ứng dụng thiết bị bay không người lái để gieo sạ, phun thuốc; nông dân ghi chép nhật ký sản xuất.
Qua đánh giá, diện tích lúa trong mô hình phát triển tốt, giảm được 2 lần phun thuốc phòng trừ dịch hại, chi phí đầu tư sản xuất cũng thấp hơn so với ruộng đối chứng khoảng trên 1 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn mô hình đối chứng là trên 1 triệu đồng. Đặc biệt, là giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cho người sản xuất, chất lượng của nông sản cũng được nâng lên.
Mô hình sản suất lúa ứng dụng công nghệ cao là một tiến bộ khoa học kỹ thuật giúp nông dân nâng cao nhận thức giảm sử dụng thuốc BVTV, tập trung sử dụng phân hữu cơ vi sinh tạo ra sản phẩm nông sản sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Khôi phục và duy trì hệ sinh thái đồng ruộng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ thiên địch cũng như các loài thuỷ sinh sống trong ruộng lúa./.
Ngọc Diệu - Chí Tâm
Ý kiến ()