Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Thứ Năm, 21/11/2024 19:03 (GMT +7)
Việt Nam công bố nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo
Thứ 2, 03/08/2015 | 00:00:00 [GMT +7] A A
Việt Nam đã trở thành quốc gia thứ 5 sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc nuôi cấy thành công đông trùng hạ thảo (chi sinensis) sau khi tiến sỹ Trương Bình Nguyên, Đại học Đà Lạt, bảo vệ thành công đề tài khoa học về nuôi cấy đông trùng hạ thảo sinensis vào ngày 30/7.
Tiến sỹ Trương Bình Nguyên. (Ảnh: Như Nga/Vietnam )
Đề tài khoa học về nuôi cấy đông trùng hạ thảo do tiến sỹ Trương Bình Nguyên và tiến sỹ Đinh Minh Hiệp, phó giáo sư-tiến sỹ Lê Huyền Ái Thúy nghiên cứu suốt sáu năm. Đây là một công trình nghiên cứu được đánh giá rất cao bởi đông trùng hạ thảo là loại đông dược rất quý hiếm có nguồn gốc từ Tây Tạng, chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3.500m trở lên.
Tiến sỹ Trương Bình Nguyên cho biết: “Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) khác với Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) bởi Nhộng trùng thảo thì thảo (cỏ) mọc ra bất kỳ chỗ nào trên thân trùng (sâu) còn đông trùng hạ thảo thì thảo chỉ mọc ra ở phần đầu của trùng. Nuôi cấy siensis khó hơn rất nhiều so với militaris. Tôi thấy hiện nay nhiều sản phẩm Nhộng trùng thảo vẫn được gọi là đông trùng hạ thảo để bán ra thị trường.”
Ông Nguyên cho biết ông đã nhiều lần thử nghiệm thất bại trước khi đề tài nghiên cứu khoa học về nuôi cấy đông trùng hạ thảo sinensis thành công. “Cái khó nhất là đông trùng hạ thảo chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3.500m trở lên trong khi Đà Lạt không thể đạt được độ cao ấy nên khí hậu, thổ nhưỡng, độ ẩm… khó có thể tạo ra sản phẩm thành công,” ông Nguyên cho biết.
Hội đồng khoa học đã phản biện, góp ý cho công trình nghiên cứu của tiến sỹ Trương Bình Nguyên và đánh giá đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận công trình khoa học.
Sản phẩm từ đông trùng hạ thảo sinensis của tiến sỹ Trương Bình Nguyên cũng đã chuyển từ dạng bột tự nghiền sang dạng viên đóng chai và nhận được xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 7/7.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, Khoa Dược trường Đại học y dược Thành phố Hò Chí Minh, Chủ tịch hội đồng khoa học đã đánh giá đây là một công trình công phu, độ tin cậy cao: “Khả năng ứng dụng vào thực tiễn là hoàn toàn có cơ sở. Đây là một đề tài tốt cần có sự ủng hộ để ứng dụng vào đời sống và tiếp tục nghiên cứu”./.
Tiến sỹ Trương Bình Nguyên cho biết: “Đông trùng hạ thảo (Cordyceps sinensis) khác với Nhộng trùng thảo (Cordyceps militaris) bởi Nhộng trùng thảo thì thảo (cỏ) mọc ra bất kỳ chỗ nào trên thân trùng (sâu) còn đông trùng hạ thảo thì thảo chỉ mọc ra ở phần đầu của trùng. Nuôi cấy siensis khó hơn rất nhiều so với militaris. Tôi thấy hiện nay nhiều sản phẩm Nhộng trùng thảo vẫn được gọi là đông trùng hạ thảo để bán ra thị trường.”
Ông Nguyên cho biết ông đã nhiều lần thử nghiệm thất bại trước khi đề tài nghiên cứu khoa học về nuôi cấy đông trùng hạ thảo sinensis thành công. “Cái khó nhất là đông trùng hạ thảo chỉ sinh trưởng ở độ cao từ 3.500m trở lên trong khi Đà Lạt không thể đạt được độ cao ấy nên khí hậu, thổ nhưỡng, độ ẩm… khó có thể tạo ra sản phẩm thành công,” ông Nguyên cho biết.
Hội đồng khoa học đã phản biện, góp ý cho công trình nghiên cứu của tiến sỹ Trương Bình Nguyên và đánh giá đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận công trình khoa học.
Sản phẩm từ đông trùng hạ thảo sinensis của tiến sỹ Trương Bình Nguyên cũng đã chuyển từ dạng bột tự nghiền sang dạng viên đóng chai và nhận được xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế ngày 7/7.
Giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Minh Đức, Trưởng ban Nghiên cứu khoa học và Thư viện, Khoa Dược trường Đại học y dược Thành phố Hò Chí Minh, Chủ tịch hội đồng khoa học đã đánh giá đây là một công trình công phu, độ tin cậy cao: “Khả năng ứng dụng vào thực tiễn là hoàn toàn có cơ sở. Đây là một đề tài tốt cần có sự ủng hộ để ứng dụng vào đời sống và tiếp tục nghiên cứu”./.
Ý kiến ()