Tất cả chuyên mục
Long An|
30°C
/ 27°C - 33°C
Chủ Nhật, 24/11/2024 11:48 (GMT +7)
Bệnh đau mắt đỏ và thủy đậu có nguy cơ bùng phát mạnh
Thứ 3, 14/02/2017 | 09:45:00 [GMT +7] A A
VOV.VN -Dịch bệnh đau mắt đỏ thường bùng phát vào tháng 9, tháng 10 hàng năm, nhưng năm nay lại xuất hiện từ đầu năm và đang gia tăng sau Tết Nguyên đán.
ùng với đó, bệnh thủy đậu đang có nguy cơ bùng phát mạnh với số ca bệnh tăng từng ngày. Thời tiết vừa lạnh vừa nóng ẩm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận từ 150 đến gần 200 bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám và điều trị, tăng nhanh so với dịp trước Tết Nguyên đán và tương đương với đầu mùa dịch tháng 9 hàng năm. Bệnh nhân chủ yếu ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tại nhiều khoa mắt và bệnh viện mắt ở miền Bắc, số bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám cũng khá đông vào đầu giờ sáng hàng ngày, đa số là trẻ em hoặc những người có sức đề kháng kém.
Bác sỹ Hoàng Minh Anh, Trưởng khoa Tổng hợp, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, trong điều kiện thời tiết hiện nay, virus gây bệnh đau mắt đỏ phát triển mạnh và phát tán trong không khí, khiến bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh, sau đó lây lan nhanh qua tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt và bắt tay.
Vì bệnh đau mắt đỏ rất dễ mắc, dễ gây thành dịch nên bác sỹ Hoàng Anh Minh khuyến cáo, người bị bệnh này cần hạn chế tiếp xúc với người khác và nên nghỉ học, nghỉ làm để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
“Khi bị đau mắt đỏ, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế có chuyên ngành nhãn khoa để khám. Không nên tự mua thuốc điều trị vì có thể mua không đúng chủng loại thuốc, không đúng với bệnh. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc. Nếu không sử dụng đúng theo chỉ định của bác sỹ nhãn khoa thì có thể gây biến chứng, dẫn đến mất thị lực”.
Bên cạnh đó, bệnh thủy đậu cũng đang có nguy cơ bùng phát mạnh. Nếu như từ tháng 1 và đến đầu tháng 2, thành phố Hà Nội ghi nhận hơn 160 ca thủy đậu rải rác tại các quận, huyện, thị xã, thì đến nay, số ca mắc đang tăng lên từng ngày.
Tại khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, tuần qua tiếp nhận hơn 10 ca thủy đậu, có ngày tiếp nhận 3 đến 4 ca. Đáng chú ý, có những trẻ sơ sinh bị lây thủy đậu từ mẹ.
Tại khoa Nhi, Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba, trung bình mỗi ngày tiếp nhận gần 10 ca bệnh thủy đậu. Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị bệnh này cho hàng chục bệnh nhi. Còn tại khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An, trong 1 tuần qua, tiếp nhận hơn 30 ca thủy đậu, tăng 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Bác sỹ Vũ Mạnh Cường, Phó trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện E cho biết, qua điều trị hơn 20 bệnh nhân trong vòng 1 tháng qua cho thấy, vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm trong chăm sóc bệnh nhân thủy đậu tại nhà.
Trong dân gian vẫn lưu truyền những quan niệm sai lầm khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu như kiêng ăn, kiêng tắm, kiêng gió, cố làm vỡ mụn nước, trùm chăn kín… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến bệnh trầm trọng thêm. Thay vào đó, người bệnh cần được tắm rửa sạch sẽ, ăn uống đầy đủ, không nên ăn quá ngọt và tránh những món gây dị ứng.
Đối với bệnh đau mắt đỏ, đến nay, chưa có vaccine phòng bệnh cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Còn với bệnh thủy đậu, biện pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh./.
Văn Hải/VOV-Trung tâm Tin
Ý kiến ()