Một nghiên cứu mới của Trường Y, ĐH Maryland, Mỹ đưa cảnh báo rằng ăn nhiều thực phẩm béo trong độ tuổi thiếu niên có thể dẫn tới mật độ vú cao hơn, đây là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú.
Tất cả chuyên mục
Nói chung, kết quả nghiên cứu này cho thấy những tác động tiềm ẩn lâu dài của việc hấp thu chất béo trong thời niên thiếu lên cấu trúc của vú khi trưởng thành.
Những thay đổi chế độ ăn thích hợp trong thời kỳ niên thiếu có thể góp phần giảm mật độ vú và từ đó giảm nguy cơ ung thư vú cũng như ngăn ngừa béo phì, tiểu đường và bệnh tim mạch.
Nghiên cứu này được công bố trên tờ Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention.
Trong nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích dữ liệu từ Nghiên cứu can thiệp chế độ ăn ở trẻ em (DISC). DISC là một nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu hóa bắt đầu từ năm 1988 gồm 663 trẻ từ 8 tới 10 tuổi trong đó có 301 bé gái, đánh giá chế độ ăn tại nhiều thời điểm ở độ tuổi niên thiếu. Một nghiên cứu theo dõi được thực hiện khi những người tham gia ở độ tuổi từ 25 tới 29, đánh giá mật độ vú bằng chụp cộng hưởng từ trên 177 đối tượng nữ. Các nhà nghiên cứu thấy rằng khẩu phần chất béo no cao hơn và khẩu phần chất béo không no chuỗi đơn và chuỗi đa thấp hơn ở tuổi vị thành niên có liên quan tới % thể tích mô vú đặc (DBV) cao hơn trong thời kỳ đầu trưởng thành.
Ý kiến ()